Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013

10 năm Đà Nẵng và những cây cầu kỷ lục - Lao động


Hơn hết, mỗi cây cầu đều được thiết kế, xây dựng và cấu trúc như một công trình nghệ thuật, gắn với tầm nhìn, sứ mệnh và dấu ấn riêng, đưa Đà Nẵng đi lên cùng ước nguyện “vượt vũ môn hóa rồng”.


1. Cầu Trần Thị Lý: Tên mới của cây cầu đường sắt De Lattre de Tassigny được người Pháp xây dựng từ thời thuộc địa.


Tháng 4.2009, chính quyền Đà Nẵng khởi công xây dựng lại tại đây một cây cầu hiện đại với kiến trúc dây văng 3 chiều, trụ tháp nghiêng “độc” nhất Việt Nam với tổng đầu tư 1.700 tỷ đồng.


2. Cầu Nguyễn Văn Trỗi: Nằm cách vị trí cầu De Lattre de Tassigny 20m về phía hạ lưu được quân đội Mỹ xây dựng năm 1965 lắp ghép từ các ống thép, mặt cầu bằng gỗ.


Hiện cầu Nguyễn Văn Trỗi được coi như một di tích lịch sử và chính quyền Đà Nẵng biến thành cầu đi bộ nhằm phục vụ du lịch.


3. Cầu Sông Hàn: Đây là cây cầu quay duy nhất Việt Nam, được đưa vào sử dụng năm 2001. Cầu Sông Hàn làm bừng tỉnh hơn 60km2 diện tích bờ đông, nhanh chóng trở thành khu vực thu hút đầu tư du lịch.


Các khu đô thị mới khang trang, các trung tâm thương mại sầm uất, khu du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp mọc lên. Sự đổi thay kỳ diệu này không chỉ làm cho nhiều người dân sở tại mà cả nước cũng ngỡ ngàng trước sự thức tỉnh của cả một vùng phố mới phía Đông sông Hàn.


4. Cầu Tiên Sơn: Cầu Tiên Sơn là điểm nối quan trọng giúp cảng biển Đà Nẵng – một trong những cảng biển lớn nhất Việt Nam trở nên sầm uất và trở thành điểm trung chuyển của hàng triệu tấn hàng hóa sang các nước bạn Lào, Campuchia… qua hành lang kinh tế Đông Tây.


5. Cầu Cẩm Lệ: Nối liền Quốc lộ 1A và Quốc lộ 14B với các tỉnh phía nam thành phố Đà Nẵng, thúc đẩy sự phát triển của cả một vùng đất phía Tây Nam TP Đà Nẵng.


6. Cầu Hòa Xuân và cầu Nguyễn Tri Phương: Cây cầu sinh đôi, kết nối các đô thị vùng ven phía nam với trung tâm thành phố và các tỉnh phía nam, kết nối phát triển kinh tế du lịch vùng Đà Nẵng-Hội An-Quảng Nam.


Tổng chi phí xây dựng 1.062 tỉ đồng, khởi công tháng 5.2011, dự kiến hoàn thành tháng 4.2013.


7. Cầu Thuận Phước: Đây là cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam bắc qua eo biển Đà Nẵng với vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.


Năm 2009, ngay sau khi cầu được đưa vào sử dụng, bán đảo Sơn Trà có diện tích hơn 4.700 ha được “tỏa sáng”. Một loạt các khu nghỉ dưỡng với tiêu chuẩn dịch vụ cao cấp bậc nhất thế giới được hình thành.


8. Cầu Rồng: Cầu được khởi công năm 2009, với tổng mức dự toán gần 1.500 tỷ đồng. Cầu Rồng là trục giao thông chính của TP.Đà Nẵng theo hướng Đông-Tây.


Sau Cầu quay Sông Hàn, Cầu Rồng được xem là biểu tượng mới của Đà Nẵng với những đường nét uốn lượn cách điệu từ vòm chịu lực cho hệ thống dây treo, tạo nên một hình thể “Rồng” với khát vọng “vượt vũ môn” của những người xứ Quảng xưa và của đất Đà thành hôm nay…


9. Cầu đi bộ: Dự kiến đầu tư 35 triệu USD dành cho người dân thành phố ngắm cảnh trên sông Hàn. Cầu nối từ cuối đường Đống Đa (bờ Tây) sang dự án Olalani (bờ Đông).

Source Article from http://laodong.com.vn/Lao-Dong-MTTN-Xuan-2013/10-nam-Da-Nang-va-nhung-cay-cau-ky-luc/102146.bld



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét