Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Bí thư Đà Nẵng: “Ngân hàng nâng khống giá trị tài sản để cho vay” - Dân Trí


Bí thư Đà Nẵng, đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thanh đã phát biểu như vậy khi nói về nợ xấu ngân hàng hiện nay. Ông Nguyễn Bá Thanh được xem là một "hiện tượng" với những phát ngôn thẳng thắn trong cuộc gặp giữa ngân hàng và doanh nghiệp ngay tại Đà Nẵng. Ông đã từng phát biểu, nếu ngân hàng nào cố tình o ép doanh nghiệp, cho vay với lãi suất cao thì tại cuộc họp hội đồng nhân dân thành phố ông sẽ nêu tên, khi đó người dân không gửi tiền nữa thì "ráng mà chịu".

Bí thư Đà Nẵng, đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thanh.
Bí thư Đà Nẵng, đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thanh.

Trở lại bài phát biểu tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội sáng 31/10, Bí thư Đà Nẵng, đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thanh đề nghị “Ngân hàng Nhà nước cần tập trung phân tích, bóc tách cho được nợ xấu, muốn xử lý đúng thì phải phân loại cho đúng, làm rõ các doanh nghiệp nợ xấu bao nhiêu, riêng các tập đoàn, tổng công ty nợ xấu bao nhiêu".

Đại biểu đặt câu hỏi: Thông thường khi vay mà không trả được nợ thì ngân hàng sẽ siết nhà, siết đất nhưng ngân hàng vẫn không siết nợ là vì sao? Và đưa ra câu lý giải: Ngoài việc do thị trường bất động sản đóng băng, tụt giá còn một vấn đề cực kỳ phức tạp đó là người ta nâng khống giá trị tài sản lên để cho vay. Ông Thanh nêu ví dụ: Một khu đất có giá trị khoảng 200 tỷ, bằng một hợp đồng mua bán họ đã đưa lên 800 – 1.000 tỷ để được vay 600 tỷ, bây giờ bán thì chưa tới 100 tỷ, khu đất đó không có ai mua, như vậy mất đứt 500 tỷ, đó mới gọi là nợ xấu.

Đương nhiên, "cả người đi vay và người cho vay cũng đã bỏ túi hàng chục tỷ đồng khi thực hiện những phi vụ này. Cho nên phải bóc tách ra, như trước đây tôi đã từng phát biểu, có những nợ không phải là nợ xấu mà có những loại nợ quá xấu, không bao giờ có thể đòi được", vị Bí thư Đà Nẵng thẳng thắn nói.

Cũng theo ông Nguyễn Bá Thanh, có những loại nợ xấu nằm ở các tập đoàn khác, ngân hàng không bóc tách hết nên rất khó. Ví dụ xi măng Hạ Long của Tập đoàn Sông Đà, tổng mức đầu tư ban đầu là 4.000 tỷ, quá trình thi công đến 45 tháng và tăng thêm 2.776 tỷ đồng, như vậy số vốn đi vay lớn hơn 5.000 tỷ đồng cho dự án này; đến hết tháng 3/2012 đã lỗ 1.215 tỷ.

Rồi xi măng Cẩm Phả do Tổng công ty Cổ phần Xây dựng công nghiệp Việt Nam đầu tư 2.3 triệu tấn/năm, đầu tư 6.089 tỷ đồng cho dự án này, sau 3 năm hoạt động đã lỗ 1.259 tỷ đồng. Đó là nợ xấu mà Ngân hàng Nhà nước phải thống kê một cách nghiêm túc, mới nói được đến lúc nào mới giảm nợ xấu, đến năm nào giảm bao nhiêu phần trăm.

Còn nhớ, trong kỳ họp năm 2011 khi thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội, đại biểu Nguyễn Bá Thanh cũng đã phát biểu về tái cơ cấu ngân hàng cần chú ý hai vấn đề rất lớn, một là lợi ích nhóm và hai là vấn đề nợ xấu.

Cũng trong phiên thảo luận sáng ngày 31/10, đại biểu Phạm Hồng Phong (Hậu Giang) chỉ ra rằng: "Nguyên nhân hình thành nợ xấu của ngân hàng, của doanh nghiệp đó là sự mất cân đối lớn cho việc tăng vốn đầu tư trong khi mức tiết kiệm rất thấp. Một số chuyên gia kinh tế nhận định: mức đầu tư nếu cao đến 3, đến 5 lần mức tiết kiệm thì dẫn đến nợ xấu. Ngân hàng, doanh nghiệp trong nhiều năm gần đây huy động vốn đầu tư ngắn hạn cho vay để đầu tư dẫn đến nợ xấu".

Đại biểu Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa – Vũng Tàu) lại cho rằng: "Chúng ta đang chìm trong khối nợ xấu khổng lồ và có xu hướng tăng. Thị trường bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thống đốc Ngân hàng không hứa hẹn được lúc nào giải quyết nợ xấu đã chuyển đến chúng ta một thông điệp không lấy gì làm khả quan về vấn đề này".

Còn nhớ, trả lời trước Quốc hội về việc xử lý nợ xấu trong phiên thảo luận chiều 30/10, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho rằng: "Để xử lý được nợ xấu ngân hàng thì phải có một quyết tâm và một ý chí chính trị thống nhất trong toàn hệ thống chính trị của chúng ta. Về vấn đề này về phía ngân hàng Nhà nước, chúng tôi đã xây dựng xong đề án xử lý nợ xấu và chúng tôi đã liên hệ với Văn phòng Trung ương Đảng để Chính phủ báo cáo đề án này với Bộ Chính trị vì trong đó có rất nhiều những nội dung liên quan đến thẩm quyền của Chính phủ, nhưng cũng có những nội dung liên quan đến thẩm quyền của cả Quốc hội và các cơ quan khác. Chúng tôi hy vọng rằng, cùng với đề án này trên cơ sở phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các bộ, ban, ngành Trung ương cũng như địa phương thì chúng ta có cơ sở vững chắc để xử lý được nợ xấu".

Vì thế ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh: "Còn với tư cách là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tôi không thể hứa gì về việc xử lý nợ xấu này".

Tiếp lời Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau) nói: "Với những điều đáng ra mà có thể chúng ta làm tốt hơn, phát hiện sớm hơn và khắc phục nhanh hơn nhưng chúng ta làm chưa được. Ví dụ như chúng ta vừa nghe Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình bày. Đáng lẽ những việc đó chúng ta phải phát hiện sớm hơn, nhanh hơn và có lẽ chúng ta khẳng định là giờ này chúng ta chưa làm được nhưng đến giờ nào chúng ta làm được. Nhưng bây giờ chưa hứa được thì tôi thấy rất lo".

Nguyễn Hiền

Source Article from http://dantri.com.vn/c76/s76-657663/bi-thu-da-nang-ngan-hang-nang-khong-gia-tri-tai-san-de-cho-vay.htm



Đà Nẵng: Tiểu thương cất giấu áo ngực chứa thuốc lạ - Đài Tiếng Nói Việt Nam


Sáng 31/10, Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã gửi mẫu áo ngực nhãn hiệu Trung Quốc, có chứa dung dịch và thuốc lạ, qua Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2 để kiểm nghiệm.

Trước đó, Đội Quản lý thị trường số 1, Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra 3 quầy hàng kinh doanh áo quần tại chợ Cồn, quận Hải Châu và phát hiện nhiều áo ngực nhãn hiệu Trung Quốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn, chứng từ.

Trong số hơn 160 áo ngực đã tịch thu, nhiều chiếc có chứa dung dịch và những viên thuốc màu trắng đục. Tuy nhiên, hiện nay nhiều hộ kinh doanh quần áo tại các chợ ở Đà Nẵng có dấu hiệu cất giấu áo ngực nhãn hiệu Trung Quốc, tránh việc kiểm tra của lực lượng quản lý thị trường.

Bà Huỳnh Thị Thanh Nga, Đội Quản lý thị trường số 1 cho biết: "Hiện nay, các hộ kinh doanh mặt hàng này không bày bán nữa. Vì vậy, Đội tạm thời ngưng kiểm tra trong một thời gian ngắn và sẽ kiểm tra lại vào thời điểm thích hợp. Chúng tôi sẽ kiểm tra thường xuyên, liên tục tại tất cả các chợ trên địa bàn quận Hải Châu đối với các hộ kinh doanh mặt hàng áo ngực Trung Quốc"./.

    Source Article from http://vov.vn/Doi-song/Da-Nang-Tieu-thuong-cat-giau-ao-nguc-chua-thuoc-la/232323.vov



    Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

    ĐH Đà Nẵng: Gần 300 CT xét tuyển bổ sung đợt 3 vào Phân hiệu tại ... - Dân Trí


    Chỉ tiêu, điểm nhận xét tuyển vào từng ngành ở các bậc đào tạo đối với các thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên tại các tỉnh Kon Tum, Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai, Lâm Đồng cụ thể như sau:

    Bậc Đại học: tuyển sinh bổ sung các ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông: 43 CT (tuyển sinh (TS) khối A: 12 điểm), ngành Kinh tế xây dựng: 47 CT (khối A: 12 điểm); Kế toán: 15 CT (khối A, A1: 12 điểm, D: 12,5 điểm), Quản trị kinh doanh (chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng quát): 46 CT (khối A, A1: 12 điểm,  D1: 12,5 điểm), Tài chính – Ngân hàng (chuyên ngành Ngân hàng): 45 CT (khối A, A1: 12 điểm, khối D1: 12,5 điểm).

    Bậc Cao đẳng: tuyển sinh bổ sung các ngành Công nghệ kỹ thuật Công trình xây dựng 30 CT (khối A: 9 điểm), Kế toán doanh nghiệp: 30 CT (khối A, A1: 9 điểm, D1: 9,5 điểm, Quản trị kinh doanh: 40 CT (khối A, A1: 9 điểm, D1: 9,5 điểm).

    Theo quy định của ĐH Đà Nẵng, các thí sinh được xét tuyển thuộc diện này phải học bổ sung kiến thức 1 học kỳ theo chương trình do Hiệu trưởng trường ĐH, CĐ quyết định.

    Đối với trường hợp thí sinh không có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh trên từ 3 năm trở lên thì điểm xét tuyển bậc ĐH khối  A, A1: 13,0 điểm; khối D1: 13,5 điểm; bậc CĐ khối A, A1 10 điểm; khối D1: 10,5 điểm.

    Thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh từ nay đến hết ngày 29/11.

    Khánh Hiền

    Source Article from http://dantri.com.vn/c25/s25-657176/dh-da-nang-gan-300-ct-xet-tuyen-bo-sung-dot-3-vao-phan-hieu-tai-kon-tum.htm



    Đà Nẵng tiêu hủy 2 tấn nội tạng lợn thối - Đài Tiếng Nói Việt Nam


    Ngày 30/10, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49), Công an thành phố Đà Nẵng bắt quả tang một xưởng chế biến nội tạng lợn hôi thối, tiêu hủy hơn 2 tấn nội tạng chuẩn bị xuất cho các quán ăn, nhà hàng trên địa bàn.



    Lực lượng PC49 bắt quả tang cơ sở chế biến lòng thối

    Xưởng chế biến này là của gia đình ông Nguyễn Phi (53 tuổi) tại tổ 146 Khánh Sơn, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng đã bắt quả tang các lao động đang chế biến 2 tấn lòng lợn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

    Tại nhà xưởng, ruồi nhặng bâu đầy trên số nội tạng lợn bốc mùi hôi thối nồng nặc, bị ngả màu, nước thải không qua xử lý xả trực tiếp ra môi trường.

    Cơ quan chức năng đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Phi và tạm đình chỉ hoạt động cơ sở này; đồng thời tiêu hủy tại chỗ 2 tấn nội tạng lợn đang chế biến và thành phẩm./.

      Source Article from http://vov.vn/Doi-song/Da-Nang-tieu-huy-2-tan-noi-tang-lon-thoi/232231.vov



      Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum xét tuyển bổ sung - Thanh Niên


      (TNO) Ngày 30.10, Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum thông báo xét tuyển 196 chỉ tiêu bổ sung đợt 3 vào các ngành bậc ĐH.

      Theo đó, trường sẽ xét tuyển bổ sung 196 chỉ tiêu (CT) bậc ĐH đối với những thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng, gồm các ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (43 CT, khối A: 12 điểm); kinh tế xây dựng (47 CT, A: 12 điểm); kế toán (15 CT, A, A1: 12 điểm – D: 12,5 điểm); quản trị kinh doanh (chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng quát, 46 CT, A, A1: 12 điểm – D1: 12,5 điểm); tài chính – ngân hàng (chuyên ngành ngân hàng, 45 CT, A, A1: 12 điểm – D1: 12,5 điểm).

      Bậc CĐ tuyển 100 CT, gồm các ngành: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng (30 CT, A: 9 điểm); kế toán doanh nghiệp (30 CT, A, A1: 9 điểm – D1: 9,5 điểm); quản trị kinh doanh (40 CT, A, A1: 9 điểm – D1: 9,5 điểm).

      Theo quy định của ĐH Đà Nẵng, các thí sinh được xét tuyển thuộc diện này phải học bổ sung kiến thức một học kỳ theo chương trình do Hiệu trưởng trường ĐH, CĐ quyết định.

      Ngoài ra, trường hợp thí sinh không có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên ở các địa phương như đã nêu trên, thì điểm xét tuyển bậc ĐH khối  A, A1: 13 điểm; khối D1: 13,5 điểm và bậc CĐ khối A, A1: 10 điểm; khối D1: 10,5 điểm.

      Thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh từ nay đến hết ngày 29.11.

      Diệu Hiền

      >> Ồ ạt xét tuyển bổ sung dưới điểm sàn
      >> ĐH Cần Thơ xét tuyển bổ sung chương trình tiên tiến
      >> Nhiều trường ĐH ở ĐBSCL vẫn còn chỉ tiêu xét tuyển bổ sung
      >> Nhiều cơ hội xét tuyển bổ sung ĐH, CĐ ở ĐBSCL
      >> ĐH Đà Nẵng xét tuyển bổ sung 300 chỉ tiêu
      >> ĐH Đà Nẵng công bố điểm chuẩn xét tuyển bổ sung đợt 1

      Source Article from http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121030/phan-hieu-dh-da-nang-tai-kon-tum-xet-tuyen-bo-sung.aspx



      Đà Nẵng: Nhà đầu tư nhận “quả đắng” từ BĐS - VietNamNet


      Như báo chí đã thông tin, nguồn thu ngân sách từ khai thác quỹ đất của Đà Nẵng từ đầu năm đến nay chỉ đạt 900 tỷ đồng trên kế hoạch 3.000 tỷ đồng.

      Nhiều nhà đầu tư cũng đang "chết đứng" với đất đai Đà Nẵng. Ông Nguyễn Châu L – một nhà đầu tư nhà đất ở Đà Nẵng, cho hay: "Các năm trước, mỗi ngày công ty tôi bán 6-7 lô đất nhưng trong năm nay cả tháng không đàm phán bán được dù chỉ 1 lô. Cứ một ngày trôi qua, công ty tôi bị mất số tiền tương đương 1 lô đất để trả lãi". Không ít nhà đầu tư đang lâm vào tình cảnh như ông L.

       

      Ngay cả khách hàng cũng đang nhận "quả đắng" từ cơn suy thoái này. Anh Đặng Duy T – khách hàng Dự án Blooming Tower Đà Nẵng – cho biết, năm 2010, anh mua một căn hộ ở khu Tây với giá hơn 2,9 tỷ đồng. Đến tháng 6.2012, anh T đã thanh toán 2 đợt cho chủ đầu tư, với số tiền hơn 810 triệu đồng và hạn bàn giao nhà là ngày 29.6.2012. Tuy nhiên đến nay, dự án mới chỉ thực hiện đến tầng 15, trong khi anh T mua tầng 24. "Khi đầu tư, tôi phải mượn tiền ngân hàng, mấy năm nay lãi suất cao chóng mặt còn họ (Blooming Tower) lại thi công với tốc độ rùa. Nay muốn lấy lại tiền cọc, không lấy 15% tiền phạt như hợp đồng cũng không được" – lời anh T.

      Theo Đất Việt 

      Source Article from http://batdongsan.vietnamnet.vn/fms/chinh-sach-quy-hoach/51427/da-nang–nha-dau-tu-nhan–qua-dang–tu-bds.html



      Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

      Đà Nẵng chính thức ra "tối hậu thư" yêu cầu di dời cảng Sông Hàn - Tạp chí Kiến trúc Việt Nam



      Ngày 29/10, Văn phòng UBND TP Đà Nẵng cho hay, sau khi có ý kiến chỉ đạo của Bí thư Thành uỷ Nguyễn Bá Thanh tại cuộc họp Hội đồng Kiến trúc quy hoạch hôm 19/10 vừa qua, UBND TP Đà Nẵng vừa chính thức ra “tối hậu thư” về việc di dời cảng Sông Hàn ra khỏi khu vực trung tâm TP.


      Theo đó, UBND TP Đà Nẵng đề nghị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) chỉ đạo, đôn đốc Công ty TNHH MTV Cảng Đà Nẵng và các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai di dời cảng Sông Hàn về vị trí mới tại cảng Sơn Trà, yêu cầu hoàn thành trước ngày 31/12/2012. Mọi tổn thất liên quan do việc chậm trễ di dời cảng Sông Hàn, UBND TP Đà Nẵng sẽ không chịu trách nhiệm.

      Theo UBND TP Đà Nẵng, việc di dời hệ thống cảng sông, cảng biển ra khỏi nội đô, đưa về khu vực cảng nước sâu Sơn Trà nhằm tập trung các địa điểm vận chuyển, trao đổi hàng hóa bằng đường biển, đường thủy của địa phương, đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa từ các cảng này đến những nơi khác bằng đường bộ không gây ách tắc giao thông cho khu vực trung tâm TP đã được HĐND TP khóa VIII, nhiệm kỳ 2011 – 2016, kỳ họp thứ 3 thông qua và đưa vào Nghị quyết số 23/2011/NQ-HĐND ngày 23/12/2011.

       

      Trong đó, việc di dời cảng Sông Hàn là một nội dung quan trọng trong tiến trình này và cần phải được thực hiện nghiêm túc, đúng tinh thần của Nghị quyết. UBND TP Đà Nẵng đang chỉ đạo các cơ quan chức năng của TP phối hợp với Công ty TNHH MTV Cảng Đà Nẵng tiến hành thực hiện kiểm định, áp giá đền bù đối với các hạng mục cầu tàu tại cảng Sông Hàn. Sau khi giá trị đền bù được phê duyệt, UBND TP Đà Nẵng sẽ thực hiện chi trả theo quy định.


      Bên cạnh đó, UBND TP Đà Nẵng cũng giao nhiệm vụ cho Sở GTVT tổ chức triển khai cắm biển báo giao thông cấm xe tải vận chuyển hàng hóa lưu thông trên các tuyến đường về cảng Sông Hàn, yêu cầu Công an TP phối hợp thực hiện việc xử phạt các hành vi vi phạm kể từ ngày 1/1/2013.


      Theo infonet.vn


      Source Article from http://kientrucvietnam.org.vn/Web/Content.aspx?zoneid=156&distid=40259



      Kiểm tra áo ngực chứa “thuốc lạ” - Thanh Niên


      Ngày 29.10, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.Đà Nẵng tiếp tục tạm giữ thêm hàng trăm áo ngực không rõ nguồn gốc xuất xứ, trong đó có 3 áo ngực hiệu Huang Jia Ma Lian có chứa 2 túi dung dịch màu trắng đục và "thuốc lạ" bên trong.

      Trước đó, theo thông tin phát hiện áo ngực Huang Jia Ma Lian bán tại Trung tâm thương nghiệp Tam Kỳ có chứa "thuốc lạ", hôm 28.10, Chi cục QLTT TP.Đà Nẵng cũng đã kiểm tra, tạm giữ 47 áo ngực Trung Quốc tại lô 36, đình số 3, chợ Cồn, TP.Đà Nẵng. Chi cục QLTT TP.Đà Nẵng cho biết sau khi tổng kiểm tra, chi cục sẽ mời tiểu thương đến chứng kiến việc xẻ áo ngực để kiểm tra bên trong, lấy các thành phần lạ đi xét nghiệm để làm rõ dung dịch màu trắng và thuốc lạ gây ngứa ngáy, tức ngực.

      Ngày 29.10, Đội QLTT số 1, Chi cục QLTT Quảng Nam cũng đã tổ chức cuộc kiểm tra áo ngực phụ nữ chứa chất lỏng và các hạt chất rắn gây ngứa nghi có xuất xứ từ Trung Quốc tại TP.Tam Kỳ. Qua kiểm tra, đội không phát hiện thêm loại áo ngực gây ngứa này. Hiện các loại áo ngực phụ nữ có vấn đề đã bị tạm giữ, Chi cục QLTT Quảng Nam sẽ kiểm tra xét nghiệm trong thời gian tới.

      Cũng trong sáng 29.10, qua kiểm tra đột xuất quầy hàng của bà N.T.M.X tại chợ Bến Ngự (TP.Huế), Đội QLTT số 2, Chi cục QLTT tỉnh Thừa Thiên-Huế đã phát hiện 21 chiếc áo nịt ngực mang nhãn hiệu An JiTing (nghi sản xuất tại Trung Quốc) có chứa "thuốc lạ".

      Cụ thể, sau khi cắt bên trong số áo nịt ngực trên thì ở mỗi chiếc áo ngực ở hai đầu áo đều có hai túi dung dịch, mỗi túi chứa 4 – 6 viên màu trắng. Cùng thời điểm trên, ông Phạm Đình Thi, Chi cục trưởng Chi cục QLTT Phú Yên, cho biết gần đây ở các tỉnh miền Trung, người tiêu dùng phát hiện trong sản phẩm áo ngực phụ nữ có in chữ Trung Quốc đang bày bán trên thị trường, có dung dịch “lạ” trong bịch nhựa, bên trong có hạt màu trắng chưa rõ là chất gì.

      Theo phản ánh của chị Huỳnh Thị Lạp, ở khu phố Liên Trì, xã Bình Kiến, TP.Tuy Hòa (Phú Yên), chị mua áo ngực có chứa dung dịch từ một người bán dạo, khi mặc vào, cảm thấy khó chịu. Nghi ngờ, chị bóp thử thì phát hiện có hạt nhỏ bên trong lớp vải; dùng kéo cắt ra thấy bên trong có túi nhựa chứa chất dung dịch trắng nhầy nhầy và 3 hạt cứng màu trắng. Chị Lạp vô tình làm rách túi nhựa, tay chạm phải chất đó thì thấy ngứa.

      Thanh Niên

      >> Tạm giữ áo ngực Trung Quốc để làm rõ “thuốc lạ
      >> Ra quân kiểm tra loại áo ngực chứa “thuốc lạ
      >> Phát hiện áo ngực nguồn gốc Trung Quốc có chứa "thuốc lạ"
      >> Áo ngực "khủng"
      >> Siết cổ hàng xóm đến chết bằng áo ngực

      Source Article from http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121030/kiem-tra-ao-nguc-chua-thuoc-la.aspx



      Đà Nẵng đình chỉ nhiều cơ sở chữa bệnh trái phép - VNExpress



      Ngoài cơ sở của lương y Lợi trộn độc dược vào thuốc gia truyền cho trẻ biếng ăn, hai cơ sở khác chữa ung thư và viêm xoang tại Đà Nẵng cũng vừa bị đình chỉ hoạt động.
      > Đình chỉ cơ sở chữa bệnh bằng cách nhịn đói/ Thuốc gia truyền trộn độc dược cho bé biếng ăn

      Sáng 29/10, ông Nguyễn Minh Sơn, Trưởng phòng Quản lý hành nghề Sở Y tế Đà Nẵng, cho biết, Sở đã tạm đình chỉ cơ sở chữa bệnh ung thư tự phát của bà Trần Thị Hường (thôn Nam Sơn, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang) để chờ bà Hường cung cấp bằng chứng khoa học. Đến nay bà này vẫn không đưa ra được chứng cứ nào. Do vậy, Sở đã đình chỉ hoạt động cơ sở vĩnh viễn.

      Bà Hường nguyên là giám đốc một doanh nghiệp chuyên sản xuất nước rửa chén. Khi đối thoại với Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh, bà Hường tự giới thiệu đã “sáng chế” ra phương thuốc chữa khỏi bệnh ung thư. Ông Thanh chỉ đạo các đơn vị liên quan xác minh thông tin.

      “Chúng tôi đã 2 lần hướng dẫn và mời bà Hường làm các thủ tục pháp lý cũng như trình bày bài thuốc chữa ung thư của mình để Hội đồng khoa học của Sở cho ý kiến, nếu đảm bảo sẽ cấp phép hoạt động. Bà Hường không đến, đồng nghĩa với việc không thể chứng minh được tính khoa học cũng như hiệu quả bài thuốc”, ông Sơn nói.

      Cũng theo ông Sơn, Thanh tra sở Y tế đã lấy mẫu thuốc của bà Hường để xét nghiệm. Do thuốc có quá nhiều thành phần, việc xét nghiệm gặp khó khăn nên chưa có đủ điều kiện để phân tích mẫu và có kết luận cuối cùng.

      Bà Hường từng
      Bà Hường từng “tự xưng” sẽ chữa khỏi bệnh ung thư. Ảnh: Nguyễn Đông.

      Đối với thuốc Bổ tỳ của ông Lợi (chợ Miếu Bông, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang) có chứa tân dược corticoid – nguy hiểm khi dùng dài ngày – Sở Y tế đã xử lý ở mức nặng nhất là đình chỉ hoạt động, thu hồi chứng chỉ hành nghề không thời hạn, buộc tháo bảng hiệu.

      Ông này cũng bị xử phạt hành chính 15 triệu đồng, buộc đóng phí xét nghiệm thuốc 5 triệu đồng.

      Hiệu thuốc gia truyền Phước Lợi Đường của ông Trần Văn Lợi đã bị đình chỉ hoạt động, buộc tháo biển hiệu. Ảnh: Nguyễn Đông
      Hiệu thuốc gia truyền Phước Lợi Đường của ông Trần Văn Lợi đã bị đình chỉ hoạt động, buộc tháo biển hiệu. Ảnh: Nguyễn Đông.

      Cũng trong mấy ngày qua, Sở Y tế Đà Nẵng đã phát hiện và ra quyết định tạm đình chỉ cơ sở hành nghề y “Ông Côi – đặc trị viêm xoang” (phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu). Cơ sở này do ông Phạm Sĩ Thông phụ trách, không có giấy phép kinh doanh, giấy chứng chỉ hành nghề chữa bệnh, giấy phép hoạt động…

      Sở đang hướng dẫn cho ông Thông giải trình bài thuốc chữa viêm xoang của mình. Nếu là bài thuốc gia truyền, có hiệu quả, Sở sẽ xem xét cấp giấy phép hành nghề theo quy định.

      Nguyễn Đông


      Source Article from http://vnexpress.net/gl/suc-khoe/2012/10/da-nang-dinh-chi-hang-loat-co-so-chua-benh-trai-phep/



      Đà Nẵng dành ưu đãi cho đầu tư vào nhà ở xã hội - Tạp chí Kiến trúc Việt Nam



      Ông Phùng Tấn Viết, Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng vừa cho biết, từ nay đến năm 2015, TP. Đà Nẵng sẽ tiếp tục triển khai xây dựng 7.000 căn hộ xã hội giai đoạn 2 và một số ký túc xá sinh viên tại các khu vực có nhiều trường đại học, cao đẳng.


      "Tổng kinh phí dự kiến của các chương trình này lên đến 6.500 tỷ đồng, trong đó 2.800 tỷ đồng xây dựng nhà ở xã hội, 2.500 tỷ đồng xây dựng ký túc xá sinh viên và khoảng 1.200 tỷ đồng xây dựng nhà ở cho công nhân", ông Viết nói.

       

      Nhiều chuyên gia bất động sản nhận định, chính sách của Đà Nẵng hỗ trợ về vay vốn hoặc sử dụng vốn ngân sách, kết hợp với việc bao tiêu đầu ra đối với các dự án nhà ở xã hội có thể xem là điều kiện tốt cho nhà đầu tư hiện nay.

      Ông Nguyễn Quang Thuận, Giám đốc Công ty Quản lý nhà chung cư Đà Nẵng cho biết, chính sách xã hội hóa lĩnh vực đầu tư xây dựng nhà xã hội của Đà Nẵng được nhiều doanh nghiệp (DN) hưởng ứng. Tuy nhiên, các nhà đầu tư mới chỉ mạnh dạn đầu tư vào một số căn hộ dành cho người thu nhập thấp, hoặc ký túc xá sinh viên. Trong khi đó, nhà ở cho công nhân vẫn chưa có nhà đầu tư nào tham gia.

       

      Theo ông Thuận, Đà Nẵng hiện có 7 khu công nghiệp (KCN), với nhu cầu về nhà ở dành cho công nhân ước tính khoảng 70.000 người. Số nhà ở do Nhà nước đầu tư hiện mới chỉ đáp ứng được 5% nhu cầu, 95% số công nhân còn lại phải thuê nhà dân.

      Để giải bài toán về nhà ở cho công nhân, trong thời gian tới, UBND TP. Đà Nẵng sẽ rà soát tìm những hộ dân quanh các KCN có quỹ đất, hỗ trợ kinh phí, với mức hỗ trợ tối thiểu 50 triệu đồng/hộ hoặc bảo lãnh cho các hộ dân này vay vốn ngân hàng, với lãi suất ưu đãi để đầu tư xây dựng phòng trọ cho công nhân.

      Phương án này được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam rất ủng hộ và cam kết sẽ hợp tác, nếu TP. Đà Nẵng triển khai trong thời gian tới.

       

      Ngoài ra, ông Phùng Tấn Viết cũng đề nghị Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan cần xem xét, kiến nghị Chính phủ ban hành các chính sách ưu đãi mạnh hơn nữa để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực nhà ở cho công nhân. Trước mắt, Đà Nẵng đề nghị được triển khai chính sách cho người dân vay vốn ưu đãi, tự sửa chữa, xây dựng các khu nhà ở cho công nhân thuê đạt chuẩn, giải quyết trước mắt nhu cầu nhà ở của công nhân tại các KCN.

       

      UBND TP. Đà Nẵng đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhà đầu tư trong lĩnh vực này về vốn đầu tư, như giúp DN tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển, một số tổ chức tài chính khác như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng dành 2.000 tỷ đồng cho lĩnh vực này, với lãi suất ưu đãi, chưa kể một số dự án được giao DN triển khai bằng nguồn vốn ngân sách.

       

      Đặc biệt, UBND TP. Đà Nẵng vừa thống nhất mua lại số lượng lớn căn hộ chung cư thu nhập thấp dành cho cán bộ, công chức của Thành phố có khó khăn về nhà ở… Đây có thể xem là điểm thuận lợi cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực này.

       

      Theo Baodautu


      Source Article from http://kientrucvietnam.org.vn/Web/Content.aspx?zoneid=156&distid=40216



      Đà Nẵng: Giải quyết hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất trễ hẹn khá cao - Tạp chí Kiến trúc Việt Nam



      Đó là ghi nhận của Sở Nội vụ Đà Nẵng sau đợt kiểm tra mới đây về tình hình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất một cấp tại các quận Liên Chiểu, Thanh Khê và Cẩm Lệ.


      Theo thông tin từ Sở Nội vụ Đà Nẵng ngày 24/10, đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra xác suất hồ sơ đối với các thủ tục hành chính về cấp mới; cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận trong trường hợp chuyển mục đích và tách thửa đất từ ngày 01/8/2012 đến 27/9/2012 tại các quận nêu trên.


      Qua đó cho thấy, kể từ khi triển khai thí điểm mô hình một cấp được phê duyệt tại Quyết định 447/QĐ-TTg (17/4/2012) của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 5127/QĐ-UBND (26/6/2012) của UBND TP Đà Nẵng thì tỉ lệ hồ sơ trễ hẹn là khá cao, khoảng 20%.


      Nguyên nhân, theo Sở Nội vụ Đà Nẵng, do Chi nhánh Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất một cấp của các quận kiểm tra giải quyết hồ sơ chậm hơn so với quy định hiện hành của UBND TP Đà Nẵng tại Quyết định 31/2012/QĐ-UBND ở các khâu kiểm tra tính pháp lý, khâu đo đạc hiện trạng đất trên thực tế…


      Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất một cấp TP cũng giải quyết hồ sơ chậm hơn so với quy định tại Quyết định 31/2012/QĐ-UBND do qua nhiều khâu kiểm tra, dẫn đến trình ký chậm. Nhiều hồ sơ đã được ký nhưng từ 3 – 5 ngày sau thời điểm ký thì phòng chuyên môn mới trả cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả…


      Bên cạnh đó, việc xác định nghĩa vụ tài chính của Cục Thuế TP chậm so với quy định hiện hành (căn cứ hồ sơ của tổ chức sử dụng đất nộp tại Chi nhánh quận Liên Chiểu, Thanh Khê); tương tự là việc giải quyết hồ sơ đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất và tách thửa đất tại Phòng TN-MT thuộc UBND các quận. Đồng thời người sử dụng đất không kê khai đầy đủ, chính xác giữa hồ sơ và tình trạng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên thực tế (khác biệt giữa hồ sơ và thực tế).


      Ngoài ra, việc sử dụng ứng dụng phần mềm một cửa đã được UBND TP Đà Nẵng triển khai vào quản lý quy trình tiếp nhận và trả kết quả tại các Chi nhánh không kịp thời về thời gian, đầy đủ về trách nhiệm xử lý hồ sơ theo phần mềm (ngay cả với các hồ sơ thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi nhánh). Do đó việc tổng hợp, thống kê, quản lý và báo cáo số liệu hồ sơ gặp nhiều khó khăn, không chính xác.


      Trước tình hình đó, Sở Nội vụ Đà Nẵng cho biết đã có văn bản thông báo và đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan chỉ đạo thực hiện việc tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thí điểm để mô hình Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một cấp hoạt động hiệu quả hơn, nâng cao tỉ lệ hồ sơ sớm và đúng hẹn để phục vụ người dân tốt hơn.


      Theo infonet.vn


      Source Article from http://kientrucvietnam.org.vn/Web/Content.aspx?zoneid=156&distid=40144



      Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

      Đà Nẵng: 100% cơ quan, đơn vị xây dựng môi trường không khói ... - Lao động







      Với sự hỗ trợ của Tổ chức Atlantic Philanthropies, dự án được triển khai từ năm 2009 với mục tiêu tăng cường việc triển khai các quy định về môi trường không khói thuốc tại 3 khu vực can thiệp, gồm: Khối các cơ quan hành chính, các trường THPT và các cơ sở y tế.


      Trong quá trình triển khai, có sự truyền thông, giám sát của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể nhằm thực hiện tốt nhất quy định cấm hút thuốc, xây dựng môi trường không khói thuốc tại các cơ sở y tế, trường học và công sở.


      Kết quả giám sát cho thấy gần 100% các cơ quan công sở, trường học, cơ sở y tế thành lập ban chỉ đạo xây dựng môi trường không khói thuốc và xây dựng kế hoạch hoạt động, ban hành nội quy cấm hút thuốc của cơ quan.


      Đến nay, nhận thức về lợi ích của môi trường làm việc không khói thuốc và sự ủng hộ của các CB lãnh đạo, CB quản lý đã được nâng cao. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng để quy định cấm hút thuốc được tuân thủ nghiêm chỉnh tại nhiều cơ quan công sở, trường học.


      Nhiều nơi thực hiện tốt quy định cấm hút thuốc hoàn toàn tại các khu vực trong nhà và cả trong toàn bộ khuôn viên cơ quan, xây dựng được môi trường làm việc không khói thuốc. Trong khối giáo dục, nhận thức của giáo viên và học sinh về phòng ngừa hút thuốc thụ động được tăng cường, tình trạng phơi nhiễm với khói thuốc thụ động tại trường học giảm. Đặc biệt, sự hợp tác giữa hai ngành y tế – giáo dục trong công tác xây dựng môi trường không khói thuốc được thúc đẩy.


      Một vấn đề được Đà Nẵng đặc biệt quan tâm là duy trì tính bền vững của dự án với các hoạt động truyền thông về tác hại của thuốc lá, tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày thế giới không khói thuốc. Hơn thế, Sở Y tế Đà Nẵng phối hợp với các thành viên Ban chỉ đạo chương trình Phòng, chống tác hại thuốc lá thành phố xây dựng kế hoạch phòng, chống tác hại thuốc lá giai đoạn 2012-2015 để trình lãnh đạo UBND TP phê duyệt.   




      Source Article from http://laodong.com.vn/Cong-doan/Da-Nang-100-co-quan-don-vi-xay-dung-moi-truong-khong-khoi-thuoc/89453.bld



      Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

      Đà Nẵng: - Dân Trí


      Tạm giữ áo ngực Trung Quốc nghi có chứa







      Quầy hàng Nhân Ngân bán các loại áo ngực phụ nữ xuất xứ từ Trung Quốc nghi có chứa


      Trong 47 bộ áo ngực của Trung Quốc mà lực lượng chức năng TP Đà Nẵng tạm giữ có 2 bộ áo ngực cùng nhãn mác với  áo ngực Trung Quốc chứa chất "lạ" được chị Huỳnh Thị Oanh (39 tuổi, trú huyện Phú Ninh, Quảng Nam) phát hiện 6 "viên thuốc lạ" màu trắng gây ngứa, khó chịu, tức ngực. Chiếc áo lót này mang nhãn hiệu "Huang Jia Ma Lian" và trên nhãn có nhiều chữ Trung Quốc.




      Theo ông Lê Thành Nhân, chủ quầy hàng 36 đình số 3 (chợ Cồn) cho biết, lô hàng này ông mua lại của những người bán dạo (gồm có cả người Việt và Trung Quốc) để bán lại kiếm lời.

      Hiện vụ việc đang được lực lượng QLTT TP Đà Nẵng tiếp tục điều tra để làm rõ.

      Công Bính

      Source Article from http://dantri.com.vn/c7/s7-656195/tam-giu-ao-nguc-trung-quoc-nghi-co-chua-thuoc-la.htm



      Đà Nẵng cho tuyển công chức hệ tại chức trở lại - Tuổi Trẻ


      Đà Nẵng cho tuyển công chức hệ tại chức trở lại

      TT – Sở Nội vụ Đà Nẵng vừa có thông báo tuyển dụng công chức hành chính năm 2012 với số lượng 99 chỉ tiêu.

      >> Luật không cấm tuyển công chức hệ tại chức
      >> Siết chặt hệ tại chức

      Điều kiện dự thi được thực hiện theo quy định của Luật cán bộ công chức và quyết định 6947 của UBND TP Đà Nẵng, không phân biệt loại hình đào tạo chính quy hay tại chức…

      Thời gian thi tuyển dự kiến tổ chức tháng 11-2012.

      Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, nguyên nhân Đà Nẵng ban hành quyết định đối tượng dự thi tuyển công chức không phân biệt loại hình đào tạo tại chức hay chính quy là để thực hiện đúng tinh thần của Luật cán bộ, công chức.

      Trước đó, năm 2011, UBND TP Đà Nẵng đã có thông báo đề nghị các sở ngành, quận huyện không tuyển dụng công chức đối với người học hệ tại chức.

      HỮU KHÁ

      Source Article from http://tuoitre.vn/Giao-duc/517949/Da-Nang-cho-tuyen-cong-chuc-he-tai-chuc-tro-lai.html



      Đà Nẵng: Tạm giữ áo ngực Trung Quốc nghi có chứa “thuốc lạ” - Người Lao Động




      Báo Người Lao Động Điện tử – Tiếng nói của Liên đoàn Lao động TPHCM


      Tổng biên tập: Đỗ Danh Phương – Giấy phép số 1872/GP- BTTTT cấp ngày 9 tháng 10 năm 2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông

      Địa chỉ: 127 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3 – TPHCM, Điện thoại: 84-8-3930.6262 / 3930.3270, Fax: 84-8-3930.4707, Email: ng.laodong@nld.com.vn

      Bản quyền thuộc về Báo Người Lao Động © 2001 – 2011.


      Ghi rõ nguồn www.nld.com.vn khi sử dụng lại thông
      tin từ website này.


      [Đầu trang]

      Source Article from http://nld.com.vn/20121027050112665p0c1002/da-nang-tam-giu-ao-nguc-trung-quoc-nghi-co-chua-thuoc-la.htm



      Người dân Đà Nẵng khẩn trương phòng chống bão - Thanh Niên


      (TNO) Trưa 27.10, TP.Đà Nẵng bắt đầu xuất hiện gió mạnh do ảnh hưởng của bão số 8. Người dân ven biển khẩn trương chèn chống nhà cửa, trong khi ngư dân huy động lực lượng đưa ghe nhỏ và thúng lên bờ.

      Tại đường Nguyễn Tất Thành ven theo vịnh Đà Nẵng, gió đã bắt đầu giật mạnh, trong khi dọc 11 km của con đường này phần nhiều là những quán nhậu xây kiểu nhà cấp 4 nên công tác chèn chống nhà cửa đang được bà con nơi đây tiến hành rất khẩn trương.

      Trong vịnh Đà Nẵng và dọc bãi ngang Sơn Trà, các tàu bè lớn đã vào trú tránh tại vịnh Mân Quang và âu thuyền Thọ Quang.

      Cũng trong sáng 27.10, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP.Đà Nẵng đã sử dụng canô vận động ngư dân đưa toàn bộ số ghe nhỏ, thúng chai còn lại lên bờ.

      Tuy nhiên, các ngư dân đang lo lắng bởi khi đưa tàu thuyền và ngư cụ lên bờ tránh bão, do không người trông coi nên dễ xảy ra tình trạng trộm cắp.





       bão sơn tinh ở đà nẵng
      Trưa 27.10, gió từ vịnh Đà Nẵng thổi vào bắt đầu giật mạnh

       bão sơn tinh ở đà nẵng
      Một chiếc thúng của ngư dân P.Xuân Hà bị thổi văng ra giữa đường

       bão sơn tinh ở đà nẵng
      Hàng quán trên đường Nguyễn Tất Thành đều là nhà cấp 4

       bão sơn tinh ở đà nẵng
      Gió thổi rớt một bảng hiệu






       bão sơn tinh ở đà nẵng
      Ngư dân P.Xuân Hà đưa thúng lên bờ

       bão sơn tinh ở đà nẵng
      Một nhà hàng dùng xích sắt để giữ cố định hàng cây

       bão sơn tinh ở đà nẵng
      … và không quên chèn chống

       bão sơn tinh ở đà nẵng
      Một nhà tạm dùng dây thừng cố định cho chắc chắn

       bão sơn tinh ở đà nẵng
      Ngành điện kiểm tra hệ thống

      Nguyễn Tú – Văn Tiến (thực hiện)

      >> Ảnh hưởng bão số 8, lũ các sông Trung Trung bộ lên nhanh
      >> 11 tàu cá cùng hơn 450 ngư dân đang nằm trong vùng nguy hiểm
      >> Khẩn cấp đối phó bão số 8
      >> Bão số 8 hoành hành ở Philippines: 6 người chết, 9 người mất tích
      >> Bão số 8 tiếp tục mạnh lên và thẳng tiến vào miền Trung
      >> Bão số 8 đang di chuyển vào miền Trung
      >> Bão số 8 sẽ gây mưa lớn, ngập úng trên diện rộng
      >> Bão số 8 tiến thằng vào miền Trung
      >> Cứu 3 ngư dân Philippines gặp nạn trên biển

      Source Article from http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121027/nguoi-dan-da-nang-khan-truong-phong-chong-bao.aspx



      Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

      Đà Nẵng tiếp thu phản ảnh của Thanh Niên - Thanh Niên


      UBND TP.Đà Nẵng vừa quyết định chọn thêm địa điểm bãi cát ở vườn dừa phía nam Công viên Biển Đông (đường Trường Sa, Q.Sơn Trà) để ngư dân P.Phước Mỹ tập kết thuyền thúng.

      UBND TP.Đà Nẵng giao cho UBND Q.Sơn Trà phối hợp với Sở Xây dựng, Sở NN-PTNT và BQL bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng xác định vị trí cụ thể, lập phương án, mô hình bãi tập kết thuyền thúng, báo cáo UBND TP.Đà Nẵng quyết định trước ngày 10.11.2012; đồng thời hướng dẫn, vận động ngư dân tập kết thuyền thúng đúng nơi quy định.

      Trước đó, Báo Thanh Niên đã phản ánh tâm tư, nguyện vọng của ngư dân P.Phước Mỹ cần chỗ tập kết thuyền thúng mỗi khi mưa bão tràn về qua bài viết Băn khoăn chỗ đậu thúng.

      Hữu Trà

      Source Article from http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121026/da-nang-tiep-thu-phan-anh-cua-thanh-nien.aspx



      Đà Nẵng: Triển khai thực hiện bán hàng bình ổn giá trong dịp Tết ... - Tuổi Trẻ


       Đà Nẵng: Triển khai thực hiện bán hàng bình ổn giá trong dịp Tết nguyên đán 2013

      Tin dịch vụ – Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Phùng Tấn Viết yêu cầu Sở Công thương tổ chức kêu gọi các doanh nghiệp tham gia đấu thầu bán hàng bình ổn giá thịt heo trên địa bàn thành phố từ nay đến ngày 30/10. Đối tượng tham dự là những doanh nghiệp tham gia kinh doanh tại TP. Đà Nẵng.

      Theo đó, UBND TP. Đà Nẵng sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp vay 3,5 tỷ đồng không tính lãi suất trong 60 ngày (bắt đầu từ ngày 1-12-2012 đến ngày 1-2-2013) để chuẩn bị 35 tấn thịt heo bán với giá bình ổn (thấp hơn 10-15%) so với giá thị trường tại thời điểm bán hàng.

      Đồng thời, TP. Đà Nẵng sẽ tổ chức 13 điểm bán hàng bình ổn giá từ ngày 4 đến 9-2-2013 (24 – 29 tháng Chạp), gồm: Chợ Cồn, chợ Hàn, chợ Đống Đa, chợ Mới, chợ Hòa Cường, chợ Hòa Khánh, chợ Cẩm Lệ, chợ An Hải Đông, chợ Mai, chợ Hòa Hải, chợ khu D siêu thị, chợ Bắc Mỹ An và điểm 407 đường Trưng Nữ Vương. Thời gian bán hàng từ 6g – 17g hàng ngày.

      Ngoài ra, Sở Công thương cũng sẽ tổ chức đưa hàng Việt về bán cho bà con các xã miền núi của huyện Hòa Vang trong 3 ngày, từ ngày 1 đến 3-2-2013 (21 – 23 âm lịch) với giá bằng giá xuất kho để giúp đồng bào dân tộc ít người, nhân dân vùng sâu, vùng xa không có điều kiện đi lại nhưng vẫn mua được những hàng hóa thiết yếu với giá bình ổn.

      Phó Chủ tịch cũng đề nghị Sở Công thương và phòng Kinh tế ngành (VP UBND TP. Đà Nẵng) phối hợp tổ chức họp lãnh đạo các siêu thị để triển khai chương trình bán hàng Việt bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán 2013.

      Nguồn: Cổng thông tin điện tử TP. Đà Nẵng

      Source Article from http://tuoitre.vn/Can-biet/tai-chinh-doanh-nghiep/517650/%C2%A0Da-Nang-Trien-khai-thuc-hien-ban-hang-binh-on-gia-trong-dip-Tet-nguyen-dan-2013.html



      Đà Nẵng: Nhiều hoạt động hỗ trợ người nghèo - Đài Tiếng Nói Việt Nam


      Hôm 25/10, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng tổ chức lễ tôn vinh các doanh nghiệp có nhiều đóng góp Cuộc vận động "Quỹ vì người nghèo".

      Từ đầu năm đến nay, Mặt trận các cấp thành phố Đà Nẵng đã vận động nhiều doanh nghiệp, nhà hảo tâm đóng góp gần 70 tỷ đồng cho Quỹ "Vì người nghèo" và Quỹ An sinh Xã hội. 



      Một hoạt động vì người nghèo ở Đà Nẵng (ảnh: báo Biên phòng)

      Từ nguồn kinh phí này, thành phố Đà Nẵng đã hỗ trợ 700 hộ nghèo sửa chữa và xây dựng nhà đại đoàn kết; đồng thời hỗ trợ vốn phát triển sản xuất, khám chữa bệnh, cấp thẻ bảo hiểm Y tế cho hàng chục ngàn lượt hộ nghèo khác. Qua 12 năm phát động Cuộc động "Ngày vì người nghèo", đến nay, các cấp Mặt trận thành phố Đà Nẵng đã huy động doanh nghiệp, tổ chức Quốc tế đóng góp trên 800 tỷ đồng vào Quỹ an sinh xã hội.

      Ông Nguyễn Đăng Hải, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng cho biết: "Tập trung nguồn lực vào Quỹ vì người nghèo để giúp người  nghèo  thoát nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong tháng cao điểm, chúng tôi cố gắng vận động các doanh nghiệp, các cán bộ công chức đóng góp ít nhất một ngày lương và một ngày  công vào Quỹ người nghèo. Chúng tôi rất mong được xã hội quan tâm ủng hộ, cùng với Mặt trận tích cực phấn đấu  hoàn thành đạt kết quả tốt nhất Tháng cao điểm "Vì người nghèo". Với nguồn lực này tập trung giúp người nghèo có phương tiện lao động sản xuất kinh doanh và con em của người nghèo có điều kiện đến trường"./.

      Source Article from http://vov.vn/Xa-hoi/Da-Nang-Nhieu-hoat-dong-ho-tro-nguoi-ngheo/231653.vov



      Xây dựng Cảng Đà Nẵng thành cảng container hiện đại - Tin tức 24h


      Cụ thể, chỉ tính trong 9 tháng, sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Đà Nẵng đạt 3.423.581 tấn, tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, lượng hàng container thông qua cảng đạt 104.700 TEUs, tăng trên 31% so với cùng kỳ năm 2011.

      Nhằm đáp ứng sản lượng hàng hóa, nhất là hàng container thông qua cảng ngày một tăng, đồng thời thực hiện chiến lược đầu tư cảng thành cảng container hiện đại trong khu vực, Cảng Đà Nẵng tiếp tục mở rộng quy mô bến bãi, kho hàng, cầu cảng; đẩy mạnh đầu tư máy móc, phương tiện, trang thiết bị tiên tiến và hiện đại hóa công nghệ sản xuất. Đơn cử, cảng đã tiến hành nâng cấp, mở rộng bến, bãi tăng năng suất khai thác, xây dựng bến số 7 Tiên Sa, mở rộng 2 block làm hàng container có khả năng tiếp nhận thêm 1.200 TEUs; đầu tư xây dựng cảng Sơn Trà cho hướng chuyển đổi Cảng Sông Hàn, đầu tư xây dựng Khu trung tâm Logistics với diện tích 20ha.

      Xây dựng Cảng Đà Nẵng thành cảng container hiện đại, Tin Đà Nẵng, Tin tức trong ngày,

      Toàn cảnh Cảng Đà Nẵng. Ảnh: P.V

      Về đầu tư máy móc, phương tiện, trang thiết bị: Cảng đã tiến hành đầu tư thêm 1 RTG mới với hệ thống điện lưới, chuyển đổi 1 RTG dùng diesel sang hệ điện lưới, đang triển khai đấu thầu 2 cẩu chân đế chạy ray lắp đặt bến số 3; đầu tư thêm 1 xe nâng chụp (reach stacker) sức nâng 45 tấn, 7 đầu kéo container và rơ-moóc 40 feet đi kèm, trong đó có 2 đầu kéo chuyên dùng trong cảng với sức kéo lớn hơn 60 tấn… Đặc biệt là Cảng đã đầu tư hệ thống công nghệ quản lý khai thác container phân hệ PL-TOS IT tích hợp với phần mềm quản lý container CATOS (chương trình dành cho giao nhận chấm bay tại cầu tàu, giao nhận tại bãi, điều độ giám sát nâng hạ tại hiện trường, phương tiện nâng hạ tại bãi, chương trình tính cước thu ngay, thu sau, kiểm soát thanh toán và phát hành phiếu tính cước, hóa đơn VAT). Với công nghệ này, thay vì dùng bộ đàm để báo về trung tâm nhập dữ liệu, công nhân lái cẩu và nhân viên giao nhận sẽ dùng thiết bị VMC (thiết bị lắp trên cẩu) và HHC (thiết bị cầm tay) để nhập dữ liệu trực tiếp vào hệ thống qua sóng wifi được phủ khắp cầu tàu kho bãi cảng. Đây là một bước tiến áp dụng công nghệ mới tại cảng nhằm tăng độ chính xác trong công tác quản lý, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục đáp ứng nhanh yêu cầu khách hàng. Với hệ thống này, Cảng Đà Nẵng có điều kiện quản lý tốt hơn hàng container xuất nhập và lưu kho bãi, đáp ứng yêu cầu nhanh gọn, tạo thuận lợi cho khách hàng và tàu vào xếp dỡ hàng hóa tại cảng.

      Theo lãnh đạo Cảng Đà Nẵng: hiện sản lượng hàng hóa container và khách du lịch thông qua cảng Tiên Sa (thuộc Cảng Đà Nẵng) tăng trưởng liên tục khoảng 20% mỗi năm, dự kiến công suất sẽ đạt 170.000 TEUs/năm vào năm 2013. Đặc biệt số tàu du lịch hạng trung và lớn cập Cảng Tiên Sa ngày càng nhiều. Nhưng do chiều dài cầu cảng và diện tích kho bãi đã phát huy hết công suất, nên công tác tiếp nhận đang gặp nhiều khó khăn. Do vậy, việc triển khai đầu tư dự án nâng cấp, mở rộng cảng Tiên Sa giai đoạn II theo quy hoạch được duyệt để đảm bảo năng lực tiếp nhận hàng hóa và hành khách thông qua cảng tăng nhanh như hiện nay là hết sức cấp thiết.

      Xây dựng Cảng Đà Nẵng thành cảng container hiện đại, Tin Đà Nẵng, Tin tức trong ngày,

      Tàu nước ngoài vào "ăn" hàng container tại cảng Tiên Sa (Cảng Đà Nẵng)

      Không chỉ có Cảng Đà Nẵng, UBND TP Đà Nẵng và Tổ chức JICA (Nhật Bản) cũng khẳng định việc đầu tư mở rộng Cảng Tiên Sa giai đoạn 2 sẽ tạo đột phá phát triển Cảng Đà Nẵng, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH của Đà Nẵng và tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây (EWEC) do Cảng Tiên Sa đóng vai trò là điểm cuối và là cửa ngõ chính ra biển Đông cho hàng hóa quá cảnh giữa các nước trên EWEC. Vì vậy, trong buổi làm việc giữa UBND TP Đà Nẵng và JICA vào tháng 9-2012 vừa qua, hai bên đã thống nhất đề xuất Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ đầu tư dự án nâng cấp mở rộng cảng Tiên Sa giai đoạn 2 từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản, nhất là đề nghị đăng ký sớm triển khai dự án này ngay từ năm 2013.

      Với năng lực hiện có cũng như khả năng, triển vọng đầu tư mới của Cảng, nhất là đầu tư nâng cấp cảng Tiên Sa giai đoạn 2, Cảng Đà Nẵng hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, của hàng hóa, nhất là hàng container thông qua cảng ngày càng tăng. Cảng Đà Nẵng phấn đấu đến năm 2015, sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 6 triệu tấn, trong đó, hàng container đạt 250.000 TEUs, quan trọng hơn là hoàn thành mục tiêu xây dựng Cảng Đà Nẵng thành cảng container hiện đại của khu vực.

      Source Article from http://www.24h.com.vn/tin-da-nang/xay-dung-cang-da-nang-thanh-cang-container-hien-dai-c498a493881.html



      Tổ chức hợp long nhịp chính cầu Rồng tại Đà Nẵng - Thanh Tra







      Ngày 26/10, Sở Giao thông Vận tải Đà Nẵng, Ban Quản lý Dự án cầu Rồng và nhà thầu Cienco 1 đã tổ chức lễ hợp long nhịp chính cầu Rồng – hạng mục quan trọng nhất tại công trình trọng điểm của thành phố Đà Nẵng năm 2012.



















      Source Article from http://www.thanhtra.com.vn/tabid/77/newsid/60328/temidclicked/34/seo/To-chuc-hop-long-nhip-chinh-cau-Rong-tai-da-Nang/Default.aspx



      Vụ nổ bồn dầu ở Đà Nẵng là do hỏng van xả hơi - Thanh Niên


      (TNO) Chiều 26.10, Sở Cảnh sát PCCC TP.Đà Nẵng xác định nguyên nhân vụ nổ bồn dầu tại P.Hòa Hiệp Bắc (Q.Liên Chiểu) vào ngày 25.10 là do van xả hơi bị hỏng.

      Trước đó, khoảng 15 giờ ngày 25.10, công nhân Công ty Hoàng Kim Tài (tổ 2, P.Hòa Hiệp Bắc, Q.Liên Chiểu) tiến hành đốt dầu đen trong bồn dung tích 4 m3 tại khu vực nhà xưởng.


      nổ bồn dầu
      Hiện trường vụ nổ bồn dầu – Ảnh: Phòng cảnh sát PCCC Q.Liên Chiểu cung cấp 

      Do hệ thống van xả hơi bị hỏng, áp suất bên trong bồn tăng nên bồn đã phát nổ, dầu trong bồn cũng văng ra ngoài khiến một công nhân bị bỏng, toàn bộ mái tôn nhà xưởng bị thổi bay.

      Ngay sau đó, Phòng cảnh sát PCCC Q.Liên Chiểu đã đến hiện trường dập tắt đám cháy.

      Thiệt hại của vụ nổ ước tính khoảng 30 triệu đồng.

      Nguyễn Tú

      >> Xe đầu kéo bốc cháy trong tai nạn dính chùm
      >> Xe máy lại bốc cháy
      >> Cháy vũ trường New Phương Đông
      >> Xe Honda @ bốc cháy giữa đường
      >> Cố khởi động, ô tô bốc cháy

      Source Article from http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121026/vu-no-bon-dau-o-da-nang-la-do-hong-van-xa-hoi.aspx



      Đà Nẵng tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực - Đài Tiếng Nói Việt Nam


      Đến năm 2020, TP Đà Nẵng cần trên 630.000 lao động qua đào tạo để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Đây là định hướng được đặt ra tại Hội thảo "Đào tạo nghề- Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội" vừa được UBND TP Đà Nẵng tổ chức vào sáng 25/10.

      TP Đà Nẵng hiện có 62 cơ sở dạy nghề. Mỗi năm, các cơ sở này tuyển sinh, đào tạo gần 24.000 người.

      Tuy nhiên, hầu hết cơ sở đều có quy mô nhỏ, năng lực đào tạo chưa đáp ứng về quy mô, chất lượng và cơ cấu thị trường lao động.

      Nhiều cơ sở dạy nghề chưa chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, chủ yếu đào tạo ngắn hạn, dẫn đến nguồn lao động vừa thừa, vừa thiếu, không đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

      Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận, bàn giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề, phấn đấu đến năm 2020 có 70% lao động qua đào tạo, trong đó, 20% có trình độ đại học, cao đẳng./.

        Source Article from http://vov.vn/Xa-hoi/Da-Nang-tim-giai-phap-phat-trien-nguon-nhan-luc/231570.vov



        Bay Hà Nội- Đà Nẵng chỉ với 490 nghìn đồng - An ninh thủ đô


        Theo đó, chiều nay 25-10, đại diện hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific cho biết, đường bay giữa Hà Nội và Đà Nẵng sẽ được hãng này mở khai thác trở lại từ ngày 28-10 tới đây để phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách, đặc biệt là giai đoạn Tết nguyên đán sắp tới.

        Từ 28-10, mỗi ngày sẽ có một chuyến bay xuất phát từ Hà Nội đi Đà Nẵng vào lúc 10h10, chuyến bay ngược lại từ Đà Nẵng xuất phát vào lúc 11h55 phút. Thời gian bay mỗi chuyến 1h15 bay. 

         


        Cũng theo Jetstar Pacific, nhân dịp này, những hành khách đi lại trong giai đoạn từ 28-10 đến 25-11 sẽ có cơ hội mua vé máy bay giá rẻ chỉ từ 490 nghìn đồng/chặng (giữa Hà Nội và Đà Nẵng). Vé được triển khai bán tại tất cả các kênh bao gồm: Phòng vé và đại lý trên toàn quốc, trên Internet tại www.jetstar.com, không áp dụng cho các trường hợp đặt chỗ chờ để thanh toán sau.

        Đợt bán vé này bắt đầu từ 14h đến 17h ngày thứ Sáu, 26-10. Trong thời gian này, Jetstar Group cũng bán vé giữa TP Hồ Chí Minh – Singapore từ 900 nghìn đồng/chặng, khởi hành giai đoạn từ 8-1-2013  đến 31-1-2013; giữa Hà Nội – Singapore từ 1,299 triệu đồng /chặng, khởi hành giai đoạn từ 6-11-2012  đến 13-12-2012.

        Ngân Tuyền

        Source Article from http://www.anninhthudo.vn/Kinh-doanh/Bay-Ha-Noi-Da-Nang-chi-voi-490-nghin-dong/471321.antd



        Đà Nẵng xóa dự án sân golf Đa Phước - Tạp chí Kiến trúc Việt Nam



        UBND thành phố Đà Nẵng vừa quyết định xóa quy hoạch sân golf 18 lỗ tại dự án Khu đô thị Đa Phước.


        Sân golf này được quy hoạch có diện tích 66ha, nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn, chủ đầu tư đã xin chủ trương và được thành phố đồng ý xóa quy hoạch để chuyển sang đầu tư phát triển khu đô thị theo hướng nhà ở biệt thự, cao ốc, công viên.


        UBND thành phố cũng yêu cầu nhà đầu tư giữ lại một phần diện tích để đầu tư sân tập golf, phía thành phố cũng thu hồi 10ha để đầu tư xây dựng Trung tâm phần mềm cơ sở 2.


        Khu đô thị mới quốc tế Đa Phước do Công ty TNHH Daewon Cantavil – Hàn Quốc làm chủ đầu tư với tổng số vốn 300 triệu USD.


        Trong đó, chi phí cho thiết bị và nguyên vật liệu là 50 triệu USD để thi công lấn biển. Đây là dự án phức hợp rộng 204ha, bao gồm các khu resort, sân golf 18 lỗ theo tiêu chuẩn quốc tế, khách sạn, căn hộ cao cấp, chung cư 33 tầng với quy mô 8.500 căn hộ, trường học quốc tế, câu lạc bộ biển, bến du thuyền, đường đi bộ dọc biển dành cho du khách, khu nhà phố, biệt thự, khu văn phòng 60 tầng, nhà hát, trung tâm hội nghị quốc tế.


        Dự án khởi công xây dựng từ tháng 2/2008 và đến nay cơ bản đã thực hiện xong khối lượng san lấp mặt bằng lấn biển.


        Theo DNSG


        Source Article from http://www.kientrucvietnam.org.vn/Web/Content.aspx?zoneid=156&distid=40043



        100 tỷ đồng giải phóng mặt bằng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng ... - Nhân Dân


        Đây là nguồn vốn ứng trước kế hoạch năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải phân bổ cho tỉnh Quảng Nam. Cụ thể: huyện Điện Bàn: 71 tỷ đồng, huyện Duy Xuyên: hai tỷ đồng, huyện Thăng Bình: 500 triệu đồng, huyện Quế Sơn: 500 triệu đồng, huyện Phú Ninh tám tỷ đồng và TP Tam Kỳ: 18 tỷ đồng.

        UBND tỉnh giao cho UBND các địa phương được phân bổ vốn có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích; thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án được duyệt, giải ngân kịp thời nguồn vốn được phân bổ trước ngày 31-1-2013 và quyết toán theo quy định hiện hành của Nhà nước.

        Đồng thời giao Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước Quảng Nam chịu trách nhiệm kiểm soát chi, quyết toán nguồn vốn được phân bổ của các địa phương theo đúng quy định; Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Giao thông vận tải kiểm tra, giám sát, đôn đốc các địa phương thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng kịp tiến độ, đúng quy định…

        Source Article from http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/doi-song/giao-thong/100-t-ng-gi-i-phong-m-t-b-ng-ng-cao-t-c-a-n-ng-qu-ng-ng-i-1.374215



        Đà Nẵng: Bệnh nhi nhập viện tăng cao - Nhân Dân


        Theo thống kê, tháng 9 có 5706 bệnh nhân nhi đến khám, điều trị các chứng bệnh liên quan, trong đó nhập viện 835 ca. Từ 1-10 đến 24-10, đã có 5262 bệnh nhân đến khám, có 705 ca nhập viện để điều trị. Có những ngày cao điểm bệnh nhi nhập viện nhiều như ngày 21-10 có 182 ca viêm phổi, suy hô hấp; 23-10 có 156 ca TCM.

        Các bệnh nhi đa phần dưới năm tuổi đến từ TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế. Nguyên nhân trẻ bị bệnh vào thời điểm giao mùa được xác định do thời tiết đổi mùa, nhiệt độ ẩm, trẻ bị sốt siêu vi dẫn đến các triệu chứng như sốt, sổ mũi, nghẹt mũi, biếng ăn.

        Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh, Trưởng phòng Hô hấp – tim mạch, Khoa Nhi, Bệnh viện Sản-Nhi TP Đà Nẵng cho biết: Chỉ trong tháng 10 bệnh về hô hấp tăng đột biến, có ngày gần 200 bệnh nhi nhập viện, điều trị tại phòng do viêm phổi, tiêu chảy.

        Các bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốt cao, thở khò khè, suy hô hấp. Đặc biệt, có bệnh nhi Hoàng Châu Quỳnh Ánh, bốn tháng tuổi, bị viêm phổi suy hô hấp rất nặng đang được các bác sĩ túc trực điều trị tại phòng hồi sức nhi.

        Bác sĩ Anh khuyến cáo: "Đây là thời điểm giao mùa, thời tiết độc, chính vì vậy các bậc cha mẹ cần quan tâm đến việc bảo vệ, làm sạch môi trường sống chung quanh trẻ, đặc biệt là các nhà trẻ, trường mẫu giáo. Đối với người chăm sóc trẻ, phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi cho trẻ ăn, tiểu tiện. Đặc biệt tránh để trẻ không nhiễm lạnh, hạn chế sử dụng quạt, máy lạnh ban đêm. Khi thấy trẻ có biểu hiện về đường hô hấp, tim mạch, hoặc sốt cao, nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh quá nặng".

        Hiện nay Khoa nhi, Bệnh viện Sản-Nhi TP Đà Nẵng có bảy phòng nhi liên quan, thì các phòng đều trong tình trạng bệnh quá tải. Riêng phòng Hô hấp-Tim mạch thì các giường bệnh của hai tầng 4 và 5 đều kín bệnh nhân.

        Source Article from http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/suc-khoe/a-n-ng-b-nh-nhi-nh-p-vi-n-t-ng-cao-1.373761



        Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

        Chống sạt lở bằng nguyên lý rễ cây


        TS Nguyễn Tiến Thắng (ảnh), cán bộ Trung tâm Nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ thuộc ĐH Duy Tân Đà Nẵng cho biết, phương pháp ứng dụng sợi vải kỹ thuật giúp gia cố tường chắn đất chống sạt lở tuy chi phí cao gấp 3 – 4 lần so với chỉ xây tường bao bình thường nhưng có thể chịu lực của bão từ cấp 11 trở xuống và tồn tại hàng chục năm.


         

        TS Nguyễn Tiến Thắng vừa trở về từ bang California (Mỹ) sau hơn một tháng tập huấn tại Trường ĐH California. TS Nguyễn Tiến Thắng cho biết:

        - Bang California thường xảy ra động đất và đối mặt với nguy cơ sạt lở cao. Theo số liệu mà Trường ĐH California có được, trước đây, hằng năm có khoảng vài ngàn vụ sạt lở đất tại sườn núi, taluy đường, sông suối, bờ kênh…, gây thiệt hại khoảng 5 tỷ USD/năm. 10 năm trở lại đây, nhờ ứng dụng vải địa kỹ thuật để gia cố tường chắn chống sạt lở, hiện chỉ còn khoảng vài trăm vụ sạt lở mỗi năm và thiệt hại giảm đáng kể, chỉ khoảng 200 triệu USD/năm.

        * Phương pháp này cụ thể hơn là như thế nào, thưa ông?

        - Đây là sự mô phỏng tự nhiên theo nguyên lý rễ cây để chống sạt lở. Nói nôm na tức là tường chắn bình thường giống như thân cây không có rễ, nó có thể chắn được sạt lở ở một mức độ nào đó rất nhỏ và không bền. Khi bị lực tác động mạnh, bức tường này sẽ dễ dàng bị ngã đổ. Do vậy, người ta mới nghĩ ra việc thêm các sợi vải kỹ thuật dính chặt vào bức tường này như những rễ cây giữ cho tường chịu lực tốt, khó có thể ngã đổ. Sợi vải địa kỹ thuật một đầu nối chặt với tường, đầu kia bám chặt vào lòng đất bằng lực ma sát, lợi dụng độ bền của đất để giữ tường không bị ngã. Nếu trong điều kiện gió bão quá lớn, tường chắn có nguy cơ ngã đổ thì khi sử dụng phương pháp tường chắn có nối với sợi vải địa kỹ thuật sẽ không bị sập đột ngột như những tường, đê chắn thông thường. Trong thời gian đó, người dân có thể sơ tán nhà cửa, vật dụng, súc vật ra khỏi nơi nguy hiểm. Tường chắn theo phương pháp này cũng có những lỗ thoát nước mưa giống như tường bình thường.

        * Phương pháp này cần thiết như thế nào ở Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung?

        Tường chắn có nối vải địa kỹ thuật được sử dụng nhiều nơi tại bang California, Mỹ. (Ảnh do nhân vật cun
        Tường chắn có nối vải địa kỹ thuật được sử dụng nhiều nơi tại bang California, Mỹ. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

        - Các sự cố sạt lở đất ngày càng phổ biến, trở thành một trong những thảm họa mà xã hội đang phải đối mặt. Tại Đà Nẵng, nhiều nơi cũng đang đối mặt với nguy cơ sạt lở nghiêm trọng và các biện pháp gia cố chỉ mang tính tạm thời, chủ yếu vẫn phải sơ tán dân, gây tốn kém về sức người và sức của. Chẳng hạn như tuyến đường Hoàng Sa trên bán đảo Sơn Trà, đoạn từ chùa Linh Ứng, bãi Bụt đến đường vào bãi Đa, con đường du lịch rất đẹp của thành phố rất dễ bị sạt lở vào mùa mưa bão. Việc khắc phục còn mang tính chắp vá, đối phó thay vì phải thực hiện các giải pháp có tính căn cơ, bền vững. Mái ta-tuy dương ở khu vực trước khu du lịch Biển Đông, bãi Rạng… vẫn làm theo kiểu đúc tường bê-tông ở chân ta-luy, phía trên trồng cỏ xen lẫn tre nhằm tiết kiệm thời gian thi công và kinh phí. Thực tế cho thấy không những không tiết kiệm được mà còn khiến tốn kém nhiều hơn cho việc khắc phục, sửa chữa. Tình trạng sạt lở này đang gây ra những mối đe dọa rất lớn đối với an toàn của các khu du lịch và du khách phía bên dưới.

        Nguy cơ sạt lở còn đe dọa hơn chục hộ dân ở xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang), hay ở quận Ngũ Hành Sơn và ven nhiều con sông tại Đà Nẵng. Còn trên cả nước, sạt lở là nỗi lo của hầu hết các địa phương mà vẫn chưa được giải quyết hữu hiệu.

        * Nhưng phương pháp này liệu có tốn nhiều kinh phí khi áp dụng tại Đà Nẵng?

        - Mỗi sợi vải địa kỹ thuật này rộng từ 5-10 phân, khoảng bằng nửa bàn tay người nhưng có độ bền như thép, dẻo và không bị mục nát, có thể tồn tại khoảng từ 10-20 năm. Mỗi sợi vải này có giá 4 USD. Một bức tường chắn dài 5m, cao 3m (1m chân tường nằm dưới lòng đất), nếu lượng đất sát chân tường cao 1,5m thì cần khoảng 50 sợi vải. Như vậy, khoảng 5m tường bao thì tốn khoảng 5 triệu đồng chi phí sợi vải địa kỹ thuật. Còn lại các vật liệu xây tường như xi-măng, thép… thì chỉ là vật liệu bình thường. Tuy chi phí cao gấp 3 – 4 lần so với xây tường bao bình thường nhưng phương pháp này giúp tường có thể chịu lực của bão từ cấp 11 trở xuống và có thể tồn tại hàng chục năm, hạn chế được thiệt hại về người và của do thiên tai.

        * Xin cảm ơn ông!

        PHƯƠNG TRÀ thực hiện



        Chống sạt lở bằng nguyên lý rễ cây


        TS Nguyễn Tiến Thắng (ảnh), cán bộ Trung tâm Nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ thuộc ĐH Duy Tân Đà Nẵng cho biết, phương pháp ứng dụng sợi vải kỹ thuật giúp gia cố tường chắn đất chống sạt lở tuy chi phí cao gấp 3 – 4 lần so với chỉ xây tường bao bình thường nhưng có thể chịu lực của bão từ cấp 11 trở xuống và tồn tại hàng chục năm.


         

        TS Nguyễn Tiến Thắng vừa trở về từ bang California (Mỹ) sau hơn một tháng tập huấn tại Trường ĐH California. TS Nguyễn Tiến Thắng cho biết:

        - Bang California thường xảy ra động đất và đối mặt với nguy cơ sạt lở cao. Theo số liệu mà Trường ĐH California có được, trước đây, hằng năm có khoảng vài ngàn vụ sạt lở đất tại sườn núi, taluy đường, sông suối, bờ kênh…, gây thiệt hại khoảng 5 tỷ USD/năm. 10 năm trở lại đây, nhờ ứng dụng vải địa kỹ thuật để gia cố tường chắn chống sạt lở, hiện chỉ còn khoảng vài trăm vụ sạt lở mỗi năm và thiệt hại giảm đáng kể, chỉ khoảng 200 triệu USD/năm.

        * Phương pháp này cụ thể hơn là như thế nào, thưa ông?

        - Đây là sự mô phỏng tự nhiên theo nguyên lý rễ cây để chống sạt lở. Nói nôm na tức là tường chắn bình thường giống như thân cây không có rễ, nó có thể chắn được sạt lở ở một mức độ nào đó rất nhỏ và không bền. Khi bị lực tác động mạnh, bức tường này sẽ dễ dàng bị ngã đổ. Do vậy, người ta mới nghĩ ra việc thêm các sợi vải kỹ thuật dính chặt vào bức tường này như những rễ cây giữ cho tường chịu lực tốt, khó có thể ngã đổ. Sợi vải địa kỹ thuật một đầu nối chặt với tường, đầu kia bám chặt vào lòng đất bằng lực ma sát, lợi dụng độ bền của đất để giữ tường không bị ngã. Nếu trong điều kiện gió bão quá lớn, tường chắn có nguy cơ ngã đổ thì khi sử dụng phương pháp tường chắn có nối với sợi vải địa kỹ thuật sẽ không bị sập đột ngột như những tường, đê chắn thông thường. Trong thời gian đó, người dân có thể sơ tán nhà cửa, vật dụng, súc vật ra khỏi nơi nguy hiểm. Tường chắn theo phương pháp này cũng có những lỗ thoát nước mưa giống như tường bình thường.

        * Phương pháp này cần thiết như thế nào ở Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung?

        Tường chắn có nối vải địa kỹ thuật được sử dụng nhiều nơi tại bang California, Mỹ. (Ảnh do nhân vật cun
        Tường chắn có nối vải địa kỹ thuật được sử dụng nhiều nơi tại bang California, Mỹ. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

        - Các sự cố sạt lở đất ngày càng phổ biến, trở thành một trong những thảm họa mà xã hội đang phải đối mặt. Tại Đà Nẵng, nhiều nơi cũng đang đối mặt với nguy cơ sạt lở nghiêm trọng và các biện pháp gia cố chỉ mang tính tạm thời, chủ yếu vẫn phải sơ tán dân, gây tốn kém về sức người và sức của. Chẳng hạn như tuyến đường Hoàng Sa trên bán đảo Sơn Trà, đoạn từ chùa Linh Ứng, bãi Bụt đến đường vào bãi Đa, con đường du lịch rất đẹp của thành phố rất dễ bị sạt lở vào mùa mưa bão. Việc khắc phục còn mang tính chắp vá, đối phó thay vì phải thực hiện các giải pháp có tính căn cơ, bền vững. Mái ta-tuy dương ở khu vực trước khu du lịch Biển Đông, bãi Rạng… vẫn làm theo kiểu đúc tường bê-tông ở chân ta-luy, phía trên trồng cỏ xen lẫn tre nhằm tiết kiệm thời gian thi công và kinh phí. Thực tế cho thấy không những không tiết kiệm được mà còn khiến tốn kém nhiều hơn cho việc khắc phục, sửa chữa. Tình trạng sạt lở này đang gây ra những mối đe dọa rất lớn đối với an toàn của các khu du lịch và du khách phía bên dưới.

        Nguy cơ sạt lở còn đe dọa hơn chục hộ dân ở xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang), hay ở quận Ngũ Hành Sơn và ven nhiều con sông tại Đà Nẵng. Còn trên cả nước, sạt lở là nỗi lo của hầu hết các địa phương mà vẫn chưa được giải quyết hữu hiệu.

        * Nhưng phương pháp này liệu có tốn nhiều kinh phí khi áp dụng tại Đà Nẵng?

        - Mỗi sợi vải địa kỹ thuật này rộng từ 5-10 phân, khoảng bằng nửa bàn tay người nhưng có độ bền như thép, dẻo và không bị mục nát, có thể tồn tại khoảng từ 10-20 năm. Mỗi sợi vải này có giá 4 USD. Một bức tường chắn dài 5m, cao 3m (1m chân tường nằm dưới lòng đất), nếu lượng đất sát chân tường cao 1,5m thì cần khoảng 50 sợi vải. Như vậy, khoảng 5m tường bao thì tốn khoảng 5 triệu đồng chi phí sợi vải địa kỹ thuật. Còn lại các vật liệu xây tường như xi-măng, thép… thì chỉ là vật liệu bình thường. Tuy chi phí cao gấp 3 – 4 lần so với xây tường bao bình thường nhưng phương pháp này giúp tường có thể chịu lực của bão từ cấp 11 trở xuống và có thể tồn tại hàng chục năm, hạn chế được thiệt hại về người và của do thiên tai.

        * Xin cảm ơn ông!

        PHƯƠNG TRÀ thực hiện



        Chống sạt lở bằng nguyên lý rễ cây


        TS Nguyễn Tiến Thắng (ảnh), cán bộ Trung tâm Nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ thuộc ĐH Duy Tân Đà Nẵng cho biết, phương pháp ứng dụng sợi vải kỹ thuật giúp gia cố tường chắn đất chống sạt lở tuy chi phí cao gấp 3 – 4 lần so với chỉ xây tường bao bình thường nhưng có thể chịu lực của bão từ cấp 11 trở xuống và tồn tại hàng chục năm.


         

        TS Nguyễn Tiến Thắng vừa trở về từ bang California (Mỹ) sau hơn một tháng tập huấn tại Trường ĐH California. TS Nguyễn Tiến Thắng cho biết:

        - Bang California thường xảy ra động đất và đối mặt với nguy cơ sạt lở cao. Theo số liệu mà Trường ĐH California có được, trước đây, hằng năm có khoảng vài ngàn vụ sạt lở đất tại sườn núi, taluy đường, sông suối, bờ kênh…, gây thiệt hại khoảng 5 tỷ USD/năm. 10 năm trở lại đây, nhờ ứng dụng vải địa kỹ thuật để gia cố tường chắn chống sạt lở, hiện chỉ còn khoảng vài trăm vụ sạt lở mỗi năm và thiệt hại giảm đáng kể, chỉ khoảng 200 triệu USD/năm.

        * Phương pháp này cụ thể hơn là như thế nào, thưa ông?

        - Đây là sự mô phỏng tự nhiên theo nguyên lý rễ cây để chống sạt lở. Nói nôm na tức là tường chắn bình thường giống như thân cây không có rễ, nó có thể chắn được sạt lở ở một mức độ nào đó rất nhỏ và không bền. Khi bị lực tác động mạnh, bức tường này sẽ dễ dàng bị ngã đổ. Do vậy, người ta mới nghĩ ra việc thêm các sợi vải kỹ thuật dính chặt vào bức tường này như những rễ cây giữ cho tường chịu lực tốt, khó có thể ngã đổ. Sợi vải địa kỹ thuật một đầu nối chặt với tường, đầu kia bám chặt vào lòng đất bằng lực ma sát, lợi dụng độ bền của đất để giữ tường không bị ngã. Nếu trong điều kiện gió bão quá lớn, tường chắn có nguy cơ ngã đổ thì khi sử dụng phương pháp tường chắn có nối với sợi vải địa kỹ thuật sẽ không bị sập đột ngột như những tường, đê chắn thông thường. Trong thời gian đó, người dân có thể sơ tán nhà cửa, vật dụng, súc vật ra khỏi nơi nguy hiểm. Tường chắn theo phương pháp này cũng có những lỗ thoát nước mưa giống như tường bình thường.

        * Phương pháp này cần thiết như thế nào ở Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung?

        Tường chắn có nối vải địa kỹ thuật được sử dụng nhiều nơi tại bang California, Mỹ. (Ảnh do nhân vật cun
        Tường chắn có nối vải địa kỹ thuật được sử dụng nhiều nơi tại bang California, Mỹ. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

        - Các sự cố sạt lở đất ngày càng phổ biến, trở thành một trong những thảm họa mà xã hội đang phải đối mặt. Tại Đà Nẵng, nhiều nơi cũng đang đối mặt với nguy cơ sạt lở nghiêm trọng và các biện pháp gia cố chỉ mang tính tạm thời, chủ yếu vẫn phải sơ tán dân, gây tốn kém về sức người và sức của. Chẳng hạn như tuyến đường Hoàng Sa trên bán đảo Sơn Trà, đoạn từ chùa Linh Ứng, bãi Bụt đến đường vào bãi Đa, con đường du lịch rất đẹp của thành phố rất dễ bị sạt lở vào mùa mưa bão. Việc khắc phục còn mang tính chắp vá, đối phó thay vì phải thực hiện các giải pháp có tính căn cơ, bền vững. Mái ta-tuy dương ở khu vực trước khu du lịch Biển Đông, bãi Rạng… vẫn làm theo kiểu đúc tường bê-tông ở chân ta-luy, phía trên trồng cỏ xen lẫn tre nhằm tiết kiệm thời gian thi công và kinh phí. Thực tế cho thấy không những không tiết kiệm được mà còn khiến tốn kém nhiều hơn cho việc khắc phục, sửa chữa. Tình trạng sạt lở này đang gây ra những mối đe dọa rất lớn đối với an toàn của các khu du lịch và du khách phía bên dưới.

        Nguy cơ sạt lở còn đe dọa hơn chục hộ dân ở xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang), hay ở quận Ngũ Hành Sơn và ven nhiều con sông tại Đà Nẵng. Còn trên cả nước, sạt lở là nỗi lo của hầu hết các địa phương mà vẫn chưa được giải quyết hữu hiệu.

        * Nhưng phương pháp này liệu có tốn nhiều kinh phí khi áp dụng tại Đà Nẵng?

        - Mỗi sợi vải địa kỹ thuật này rộng từ 5-10 phân, khoảng bằng nửa bàn tay người nhưng có độ bền như thép, dẻo và không bị mục nát, có thể tồn tại khoảng từ 10-20 năm. Mỗi sợi vải này có giá 4 USD. Một bức tường chắn dài 5m, cao 3m (1m chân tường nằm dưới lòng đất), nếu lượng đất sát chân tường cao 1,5m thì cần khoảng 50 sợi vải. Như vậy, khoảng 5m tường bao thì tốn khoảng 5 triệu đồng chi phí sợi vải địa kỹ thuật. Còn lại các vật liệu xây tường như xi-măng, thép… thì chỉ là vật liệu bình thường. Tuy chi phí cao gấp 3 – 4 lần so với xây tường bao bình thường nhưng phương pháp này giúp tường có thể chịu lực của bão từ cấp 11 trở xuống và có thể tồn tại hàng chục năm, hạn chế được thiệt hại về người và của do thiên tai.

        * Xin cảm ơn ông!

        PHƯƠNG TRÀ thực hiện



        Cần huy động dung tích phòng lũ từ hồ thủy điện


        Ngay sau khi Báo Đà Nẵng ngày 1-10-2012 đăng bài viết "Lo thủy điện xả lũ", một số bạn đọc đã gửi thư đến Báo bày tỏ quan ngại khi thủy điện xả lũ, vỡ đập…, đồng thời bày tỏ niềm vui khi được biết nếu liên kết vận hành các hồ thủy điện một cách khoa học sẽ làm giảm lũ cho hạ du. Bạn đọc đề nghị Báo tiếp tục thông tin về vấn đề này để các nhà máy thủy điện quan tâm, xây dựng, quản lý, vận hành hồ chứa hợp lý, và để người dân vùng hạ du bớt lo lắng khi xảy ra lũ.

        Ba cửa xả của đập thủy điện A Vương được mở để xả tràn điều tiết lũ vào tháng 10-2011.
        Ba cửa xả của đập thủy điện A Vương được mở để xả tràn điều tiết lũ vào tháng 10-2011.

        Trong thư gửi Báo Đà Nẵng và HĐND, UBND thành phố Đà Nẵng, ông Trần Văn Phú (ở K152/8 Lý Tự Trọng, Đà Nẵng) cho rằng: "Miền Trung là nơi hứng chịu nhiều trận bão lũ, thiên tai. Hiện hiểm họa còn treo lơ lửng trên đầu người dân là thủy điện Sông Tranh 2 đang gây động đất kích thích, nếu hồ chứa thủy điện này vỡ sẽ gây hậu quả khôn lường. Bên cạnh nỗi lo bão lũ, còn là nỗi lo bảo đảm lương thực, thực phẩm và sau bão lũ thì diễn ra tình trạng đầu cơ làm tăng giá các mặt hàng thiết yếu, nhất là gạo, muối và các nhu yếu phẩm cần thiết khác. Thiết nghĩ, thành phố cần có giải pháp, kêu gọi dự trữ lương thực trong dân và trong một số cơ quan chức năng để giải quyết kịp thời khi xảy ra bão lũ".

        Đặc biệt, một bạn đọc ở Quảng Nam cung cấp cho chúng tôi báo cáo "Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam" (thuộc Dự án P1-08-VIE) do các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu, tổng hợp với sự chủ trì của TS Vũ Thị Thu Lan. Theo đó, việc phòng lũ trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn chỉ đạt ở tần suất lũ chính vụ (vào tháng 10 và tháng 11 hằng năm) khoảng 10% và tần suất lũ sớm là 5%. Nhờ các hồ chứa thủy điện, cao trình mực nước trên các sông ở hạ du sẽ giảm từ 0,3-1,5m, cụ thể, mực nước trên sông Vu Gia tại trạm Ái Nghĩa sẽ giảm 1,42m, mực nước trên sông Thu Bồn tại Giao Thủy giảm 0,68m và tại Câu Lâu giảm từ 0,4-0,6m. Với khả năng phòng lũ 10%, các hồ chứa có tác động làm giảm mức ngập lụt ở hạ du từ 0,7-1m, hạn chế được thiệt hại do ngập lụt.

        Mặt khác, nhóm tác giả chỉ ra rằng: "Theo quy hoạch ban đầu, các hồ chứa thủy điện bậc thang trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn có tổng dung tích chứa nước 3,014 tỷ m3, trong đó dung tích phòng lũ là 1,07 tỷ m3, chiếm 19,5% trong 10% tổng lượng lũ tại Ái Nghĩa và Giao Thủy trong 5 ngày (khoảng 5,5 triệu m3), khả năng giảm ngập lụt cho hạ du rất khả thi. Tuy nhiên, sau khi điều chỉnh thiết kế cụ thể từng công trình (do giá thành cao) thì dung tích phòng lũ của các hồ thủy điện chỉ còn 146,44 triệu m3".

        Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với chúng tôi tại Đà Nẵng vào ngày 10-10, ông Văn Phú Chính, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão, Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương cho rằng: "Trước đây, khi các doanh nghiệp xây dựng nhà máy thủy điện, chúng ta chưa phối hợp, làm việc với nhau và chia sẻ gánh nặng kinh phí để xây dựng hồ chứa có dung tích phòng lũ lớn hơn. Chúng tôi đang đề xuất hướng khắc phục thiếu sót này là huy động dung tích phòng lũ từ các hồ chứa thủy điện và đề xuất kinh phí để thực hiện việc này. Tuy nhiên, trước mắt, các nhà máy thủy điện phải thực hiện nghiêm quy trình vận hành liên hồ chứa trong mùa mưa lũ hằng năm được Chính phủ phê duyệt và đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy trình này sao cho phù hợp điều kiện thực tế".

        Bên cạnh việc thực hiện đúng Quy trình vận hành liên hồ chứa trong mùa mưa lũ hằng năm do Chính phủ phê duyệt, đã đến lúc các nhà máy thủy điện và các nhà khoa học cần ngồi lại bàn bạc để phối hợp huy động dung tích phòng lũ, vận hành hồ chứa, xả lũ hợp lý nhằm làm giảm lũ cho hạ du, đúng mục đích cơ bản của việc xây dựng hồ chứa là cắt giảm lũ và chống hạn.

        Bài và ảnh: HOÀNG HIỆP
         



        Cần huy động dung tích phòng lũ từ hồ thủy điện


        Ngay sau khi Báo Đà Nẵng ngày 1-10-2012 đăng bài viết "Lo thủy điện xả lũ", một số bạn đọc đã gửi thư đến Báo bày tỏ quan ngại khi thủy điện xả lũ, vỡ đập…, đồng thời bày tỏ niềm vui khi được biết nếu liên kết vận hành các hồ thủy điện một cách khoa học sẽ làm giảm lũ cho hạ du. Bạn đọc đề nghị Báo tiếp tục thông tin về vấn đề này để các nhà máy thủy điện quan tâm, xây dựng, quản lý, vận hành hồ chứa hợp lý, và để người dân vùng hạ du bớt lo lắng khi xảy ra lũ.

        Ba cửa xả của đập thủy điện A Vương được mở để xả tràn điều tiết lũ vào tháng 10-2011.
        Ba cửa xả của đập thủy điện A Vương được mở để xả tràn điều tiết lũ vào tháng 10-2011.

        Trong thư gửi Báo Đà Nẵng và HĐND, UBND thành phố Đà Nẵng, ông Trần Văn Phú (ở K152/8 Lý Tự Trọng, Đà Nẵng) cho rằng: "Miền Trung là nơi hứng chịu nhiều trận bão lũ, thiên tai. Hiện hiểm họa còn treo lơ lửng trên đầu người dân là thủy điện Sông Tranh 2 đang gây động đất kích thích, nếu hồ chứa thủy điện này vỡ sẽ gây hậu quả khôn lường. Bên cạnh nỗi lo bão lũ, còn là nỗi lo bảo đảm lương thực, thực phẩm và sau bão lũ thì diễn ra tình trạng đầu cơ làm tăng giá các mặt hàng thiết yếu, nhất là gạo, muối và các nhu yếu phẩm cần thiết khác. Thiết nghĩ, thành phố cần có giải pháp, kêu gọi dự trữ lương thực trong dân và trong một số cơ quan chức năng để giải quyết kịp thời khi xảy ra bão lũ".

        Đặc biệt, một bạn đọc ở Quảng Nam cung cấp cho chúng tôi báo cáo "Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam" (thuộc Dự án P1-08-VIE) do các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu, tổng hợp với sự chủ trì của TS Vũ Thị Thu Lan. Theo đó, việc phòng lũ trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn chỉ đạt ở tần suất lũ chính vụ (vào tháng 10 và tháng 11 hằng năm) khoảng 10% và tần suất lũ sớm là 5%. Nhờ các hồ chứa thủy điện, cao trình mực nước trên các sông ở hạ du sẽ giảm từ 0,3-1,5m, cụ thể, mực nước trên sông Vu Gia tại trạm Ái Nghĩa sẽ giảm 1,42m, mực nước trên sông Thu Bồn tại Giao Thủy giảm 0,68m và tại Câu Lâu giảm từ 0,4-0,6m. Với khả năng phòng lũ 10%, các hồ chứa có tác động làm giảm mức ngập lụt ở hạ du từ 0,7-1m, hạn chế được thiệt hại do ngập lụt.

        Mặt khác, nhóm tác giả chỉ ra rằng: "Theo quy hoạch ban đầu, các hồ chứa thủy điện bậc thang trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn có tổng dung tích chứa nước 3,014 tỷ m3, trong đó dung tích phòng lũ là 1,07 tỷ m3, chiếm 19,5% trong 10% tổng lượng lũ tại Ái Nghĩa và Giao Thủy trong 5 ngày (khoảng 5,5 triệu m3), khả năng giảm ngập lụt cho hạ du rất khả thi. Tuy nhiên, sau khi điều chỉnh thiết kế cụ thể từng công trình (do giá thành cao) thì dung tích phòng lũ của các hồ thủy điện chỉ còn 146,44 triệu m3".

        Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với chúng tôi tại Đà Nẵng vào ngày 10-10, ông Văn Phú Chính, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão, Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương cho rằng: "Trước đây, khi các doanh nghiệp xây dựng nhà máy thủy điện, chúng ta chưa phối hợp, làm việc với nhau và chia sẻ gánh nặng kinh phí để xây dựng hồ chứa có dung tích phòng lũ lớn hơn. Chúng tôi đang đề xuất hướng khắc phục thiếu sót này là huy động dung tích phòng lũ từ các hồ chứa thủy điện và đề xuất kinh phí để thực hiện việc này. Tuy nhiên, trước mắt, các nhà máy thủy điện phải thực hiện nghiêm quy trình vận hành liên hồ chứa trong mùa mưa lũ hằng năm được Chính phủ phê duyệt và đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy trình này sao cho phù hợp điều kiện thực tế".

        Bên cạnh việc thực hiện đúng Quy trình vận hành liên hồ chứa trong mùa mưa lũ hằng năm do Chính phủ phê duyệt, đã đến lúc các nhà máy thủy điện và các nhà khoa học cần ngồi lại bàn bạc để phối hợp huy động dung tích phòng lũ, vận hành hồ chứa, xả lũ hợp lý nhằm làm giảm lũ cho hạ du, đúng mục đích cơ bản của việc xây dựng hồ chứa là cắt giảm lũ và chống hạn.

        Bài và ảnh: HOÀNG HIỆP
         



        Cần huy động dung tích phòng lũ từ hồ thủy điện


        Ngay sau khi Báo Đà Nẵng ngày 1-10-2012 đăng bài viết "Lo thủy điện xả lũ", một số bạn đọc đã gửi thư đến Báo bày tỏ quan ngại khi thủy điện xả lũ, vỡ đập…, đồng thời bày tỏ niềm vui khi được biết nếu liên kết vận hành các hồ thủy điện một cách khoa học sẽ làm giảm lũ cho hạ du. Bạn đọc đề nghị Báo tiếp tục thông tin về vấn đề này để các nhà máy thủy điện quan tâm, xây dựng, quản lý, vận hành hồ chứa hợp lý, và để người dân vùng hạ du bớt lo lắng khi xảy ra lũ.

        Ba cửa xả của đập thủy điện A Vương được mở để xả tràn điều tiết lũ vào tháng 10-2011.
        Ba cửa xả của đập thủy điện A Vương được mở để xả tràn điều tiết lũ vào tháng 10-2011.

        Trong thư gửi Báo Đà Nẵng và HĐND, UBND thành phố Đà Nẵng, ông Trần Văn Phú (ở K152/8 Lý Tự Trọng, Đà Nẵng) cho rằng: "Miền Trung là nơi hứng chịu nhiều trận bão lũ, thiên tai. Hiện hiểm họa còn treo lơ lửng trên đầu người dân là thủy điện Sông Tranh 2 đang gây động đất kích thích, nếu hồ chứa thủy điện này vỡ sẽ gây hậu quả khôn lường. Bên cạnh nỗi lo bão lũ, còn là nỗi lo bảo đảm lương thực, thực phẩm và sau bão lũ thì diễn ra tình trạng đầu cơ làm tăng giá các mặt hàng thiết yếu, nhất là gạo, muối và các nhu yếu phẩm cần thiết khác. Thiết nghĩ, thành phố cần có giải pháp, kêu gọi dự trữ lương thực trong dân và trong một số cơ quan chức năng để giải quyết kịp thời khi xảy ra bão lũ".

        Đặc biệt, một bạn đọc ở Quảng Nam cung cấp cho chúng tôi báo cáo "Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam" (thuộc Dự án P1-08-VIE) do các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu, tổng hợp với sự chủ trì của TS Vũ Thị Thu Lan. Theo đó, việc phòng lũ trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn chỉ đạt ở tần suất lũ chính vụ (vào tháng 10 và tháng 11 hằng năm) khoảng 10% và tần suất lũ sớm là 5%. Nhờ các hồ chứa thủy điện, cao trình mực nước trên các sông ở hạ du sẽ giảm từ 0,3-1,5m, cụ thể, mực nước trên sông Vu Gia tại trạm Ái Nghĩa sẽ giảm 1,42m, mực nước trên sông Thu Bồn tại Giao Thủy giảm 0,68m và tại Câu Lâu giảm từ 0,4-0,6m. Với khả năng phòng lũ 10%, các hồ chứa có tác động làm giảm mức ngập lụt ở hạ du từ 0,7-1m, hạn chế được thiệt hại do ngập lụt.

        Mặt khác, nhóm tác giả chỉ ra rằng: "Theo quy hoạch ban đầu, các hồ chứa thủy điện bậc thang trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn có tổng dung tích chứa nước 3,014 tỷ m3, trong đó dung tích phòng lũ là 1,07 tỷ m3, chiếm 19,5% trong 10% tổng lượng lũ tại Ái Nghĩa và Giao Thủy trong 5 ngày (khoảng 5,5 triệu m3), khả năng giảm ngập lụt cho hạ du rất khả thi. Tuy nhiên, sau khi điều chỉnh thiết kế cụ thể từng công trình (do giá thành cao) thì dung tích phòng lũ của các hồ thủy điện chỉ còn 146,44 triệu m3".

        Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với chúng tôi tại Đà Nẵng vào ngày 10-10, ông Văn Phú Chính, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão, Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương cho rằng: "Trước đây, khi các doanh nghiệp xây dựng nhà máy thủy điện, chúng ta chưa phối hợp, làm việc với nhau và chia sẻ gánh nặng kinh phí để xây dựng hồ chứa có dung tích phòng lũ lớn hơn. Chúng tôi đang đề xuất hướng khắc phục thiếu sót này là huy động dung tích phòng lũ từ các hồ chứa thủy điện và đề xuất kinh phí để thực hiện việc này. Tuy nhiên, trước mắt, các nhà máy thủy điện phải thực hiện nghiêm quy trình vận hành liên hồ chứa trong mùa mưa lũ hằng năm được Chính phủ phê duyệt và đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy trình này sao cho phù hợp điều kiện thực tế".

        Bên cạnh việc thực hiện đúng Quy trình vận hành liên hồ chứa trong mùa mưa lũ hằng năm do Chính phủ phê duyệt, đã đến lúc các nhà máy thủy điện và các nhà khoa học cần ngồi lại bàn bạc để phối hợp huy động dung tích phòng lũ, vận hành hồ chứa, xả lũ hợp lý nhằm làm giảm lũ cho hạ du, đúng mục đích cơ bản của việc xây dựng hồ chứa là cắt giảm lũ và chống hạn.

        Bài và ảnh: HOÀNG HIỆP